'Có thể xây dựng lực lượng chuyên đấu tranh tội phạm xâm hại tình dục'

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng có thể xây dựng lực lượng chuyên nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục.
co the xay dung luc luong chuyen dau tranh toi pham xam hai tinh duc Bắc Giang: Khởi tố người đàn ông nghi xâm hại bé gái 12 tuổi
co the xay dung luc luong chuyen dau tranh toi pham xam hai tinh duc Làm gì khi phát hiện trẻ bị xâm hại?
co the xay dung luc luong chuyen dau tranh toi pham xam hai tinh duc Đoàn, Đội địa phương được giao bảo vệ trẻ bị xâm hại

LTS: Trong thời gian qua, các vụ án dâm ô, xâm hại tình dục trẻ em và nhiều sự việc có dấu hiệu nghi vấn quanh tình trạng này đã diễn ra ở rất nhiều tỉnh thành, từ Hà Nội, TP HCM, đến Hà Nam, Vũng Tàu, và mới đây nhất là Hà Tĩnh khi một thiếu niên 15 tuổi bị tố giác xâm hại bé gái 6 tuổi.

Các vụ việc liên tục khiến dư luận phẫn nộ, lên án và đặt ra một vấn đề hết sức bức thiết là trẻ em cần được bảo vệ tốt hơn trước các nguy cơ xâm hại về thân thể, tình dục. Dư luận xã hội đã lên tiếng mạnh mẽ, Chính phủ và các cơ quan hữu trách đã vào cuộc, nhưng “cuộc chiến” chống tội phạm xâm hại trẻ em vẫn đầy thách thức vì nhiều lý do khác nhau.

Nhằm làm rõ một số nội dung nêu trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Luật Đỗ Đức Hồng Hà - ĐBQH đoàn Hà Nội, người từng có rất nhiều ý kiến đóng góp cho hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội.

PV: Trong thời gian qua, nhiều vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em liên tục được phát giác. Nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng dường như còn chậm trễ, khó khăn. Theo ông, đây có phải là điểm thắt chính khiến tình trạng này chưa có dấu hiệu được đẩy lùi?

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Có thể nói là vấn đề xử lý của cơ quan chức năng trong thời gian vừa qua cũng có phần chậm chễ và khó khăn. Theo tôi, điều này có 3 lý do khách quan và 2 lý do chủ quan chính sau đây:

Lý do khách quan gồm: Khó khăn trong việc người bị hại không tố giác hoặc không có cơ chế để người bị hại tố giác. Do khó khăn thu thập, đánh giá chứng cứ chứng minh các tôi phạm xâm hại tình dục của trẻ em. Có phần thiếu trang thiết bị, nhất là thiết bị giám định để chứng minh có dấu hiệu tội phạm.

Hai lý do chủ quan gồm: Do các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc một bộ phận cán bộ của cơ quan tiến hành tố tụng quá thận trọng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ và quá thận trọng trong việc quyết định xử lý tội phạm.

Do yêu cầu mà quốc hội cũng như cử tri, nhân dân cả nước trong thời gian qua đòi hỏi rất cao về các trường hợp phòng ngừa oan sai cho nên các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể dè dặt trong việc xử lý tội phạm xâm hại tình dục.

co the xay dung luc luong chuyen dau tranh toi pham xam hai tinh duc
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà. Ảnh: Chí Duy

PV: Trong một cuộc tọa đàm mới đây, có ý kiến cho rằng trong hệ thống nhà nước của chúng ta có hàng chục cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em, nhưng khi bị xâm hại gia đình không biết gọi tới cơ quan nào. Theo ông, điều đó có đúng không? Và trách nhiệm xử lý, bảo vệ trẻ em trong trường hợp này thuộc về cơ quan nào?

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Trước hết, tôi không hoàn toàn nhất trí quan điểm cho rằng chúng ta không biết tìm cơ quan nào để tố giác tội phạm hoặc là chúng ta cũng không biết trách nhiệm của cơ quan nào là chính trong việc không đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Bởi lẽ, Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em đã quy định rất rõ. Trước hết trách nhiệm này của toàn xã hội, toàn dân và trực tiếp là lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các cơ quan tư pháp.

Do đó, gia đình, nhà trường và xã hội khi phát hiện có hành vi tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thì phải kịp thời tố giác hoặc báo cho các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, UBND.

Hoặc rộng hơn là thông báo đến bất cứ cơ quan nhà nước nào, các tổ chức chính trị, các lực lượng vũ trang, doanh nghiệp.

Tất cả các cơ quan đó đều có trách nhiệm tố giác tội phạm. Ngoài ra, trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan tư pháp.

Tuy nhiên, đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đúng là khi xảy ra tội phạm thì trẻ em do tâm lý phát triển chưa hoàn thiện nên không biết mình bị xâm hại tình dục. Ngoài ra, các em còn nhỏ, không biết phải báo hoặc làm gì để tố giác hành vi phạm tôi, thậm chí các em không hiểu tố giác là gì.

Cũng không loại trừ trường hợp có thể do các em bị đe dọa, mua chuộc, dụ dỗ. Do đó vấn đề tố giác tội phạm cũng bị cản trở, hạn chế.

Chính vì vậy, theo tôi cần nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Hướng dẫn các em biết khi nào mình bị coi là hành vi xâm hại tình dục, nếu bị như vậy thì làm thế nào để báo cho những người có trách nhiệm biết.

Ví dụ, mỗi em nhỏ có một tờ giấy ghi địa chỉ, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo vệ các em để trong cặp để khi xảy ra sự việc thì không chỉ các em mà những người khác có thể biết và tố giác.

co the xay dung luc luong chuyen dau tranh toi pham xam hai tinh duc
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà (giữa) trao đổi với một số chuyên gia về chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Chí Duy

PV: Một số quốc gia đã thực hiện việc gài bẫy để điều tra tội phạm xâm hại tình dục. Việc gài bẫy dừng lại ở mức để đối tượng thể hiện ý chí của mình và dẫn đến hành vi nhưng có thể ngăn chặn hành vi kịp thời. Dưới góc độ là một đại diện cơ quan lập pháp, ông có ý kiến gì vấn đề này?

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Trước hết tôi cho rằng, tất cả những quy định nào trong Bộ luật Tố tụng Hình sự thì đấy là những hoạt động tiến hành tố tụng hợp pháp. Những quy định ngoài bộ luật thì có thể nói là không hợp pháp. Tuy nhiên, mỗi hệ thống pháp luật có sự khác nhau, nên chúng ta so sánh thì không được tròn trịa thậm chí khập khiễng.

Đặc biệt, hệ thống pháp luật của chúng ta có tính nhân văn, nhân đạo và nghiêm cấm việc thúc đẩy thực hiện tội phạm. Do vậy có lẽ chúng ta không thể áp dụng được cách mà một số nước thực hiện để phát hiện, xử lý tội phạm này.

PV: Nếu vậy có thể việc điều tra trong nhiều vụ án có thể bế tắc. Ông nghĩ đến việc chúng ta cần kiến nghị để sửa luật hay không?

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Theo tôi, vấn đề hoàn thiện pháp luật là nhu cầu tất yếu để trấn áp, phòng ngừa tội phạm. Pháp luật giúp ổn định phát triển xã hội nhưng pháp luật cũng phải có tính kế thừa truyền thống lập pháp, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiến bộ của thế giới.

Để đấu tranh phòng chống tội phạm thì Bộ luật Tố tụng Hình sự của chúng ta hiện nay cũng đã có sự kế thừa kinh nghiệm lập pháp của các thế hệ trước, cũng có sự tiếp thu những nhân tố, yếu tố hợp lý của các nước trên thế giới và dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong suốt thời gian qua.

Về cơ bản, trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có đầy đủ cơ sở để đấu tranh phòng chống tội phạm kể cả tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Vấn đề đặt ra ở đây là có những thực trạng vừa rồi như chúng ta biết, có nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Bên cạnh việc nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhưng cũng cần giải quyết các nguyên nhân đã nêu ở trên.

PV: Một số quốc gia áp dụng chế tài đặc thù ví dụ thiến hóa học, làm mất bản năng tình dục. Hoặc sau khi thụ án cần cách ly, gắn chip vào cơ thể để theo dõi. Theo ông các chế tài này nên hay không?

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng không nên thực hiện việc thiến hóa học với tội phạm xâm hại tình dục. Ngoài ra, trong Bộ luật Hình sự, vấn đề bảo vệ trẻ em được quan tâm đặc biệt.

Bất cứ tội phạm nào mà xâm phạm đến trẻ em thì không chỉ được quy định là tình tiết định tội, xử nặng hơn đối với đối tượng không phải trẻ em mà còn quy định là tình tiết định khung tăng nặng.

Và nếu không phải tình tiết định tội để xử nặng hơn cũng không phải là tình tiết định không tăng nặng để xử nặng hơn thì cũng được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung cho tất cả các tội.

Thực tế cho thấy là trong Bộ luật Hình sự có những tội quy định riêng với trẻ em và đối tượng không phải trẻ em. Ví dụ tội hiếp dâm thì hình phạt cao nhất là tù chung thân, nhẹ hơn so với tội hiếp dâm trẻ em là tử hình. Tội cưỡng dâm hình phạt cũng nhẹ hơn so với tội cưỡng dâm trẻ em.

Tương tự, có rất nhiều tội phạm quy định phạm tội với trẻ em là tình tiết định không tăng nặng hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

PV: Những khó khăn đang phát sinh trong cả khâu hành pháp, có nhiều quy định chưa được cụ thể trong luật. Thưa ông, liệu rằng chúng ta đã cần những kiến nghị, ý kiến nào gửi đến cơ quan làm luật trong việc sửa đổi pháp luật phù hợp với thực trạng hiện nay?

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Tôi thấy điều quan tâm nhất của tôi là nhận thức và hiểu biết về quyền trẻ em cũng như trách nhiệm pháp lý nếu xâm phạm đến quyền trẻ em. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật cần phải hoàn thiện theo hướng để cho trẻ em và xã hội hiểu thế nào là quyền trẻ em và trách nhiệm pháp lý nếu xâm phạm đến quyền trẻ em.

Bên cạnh vấn đề pháp lý, giải pháp quan trọng là phải phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong xã hội và đặc biệt là trẻ em. Để trẻ em, xã hội hiểu quyền của mình và trách nhiệm pháp lý nếu xâm phạm đến quyền trẻ em. Đặc biệt là hiểu về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng như trách nhiệm mà họ gánh chịu.

Hệ thống pháp luật phải hoàn thiện theo hướng tốt nhất để tạo điều kiện cho các cơ quan tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội và nhất là trong giai đoạn điều tra, giúp cơ quan tiến hành điều tra sớm xử lý tội phạm thì cần trang thiết bị, giám định.

Ngoài ra, chúng ta có thể xây dựng lực lượng chuyên nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục. Lực lượng này cần hiểu biết về trẻ em, dấu hiệu pháp lý, chứng cứ tội xâm phạm tình dục. Ngoài ra có nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệm, yêu thương đặc biệt với trẻ em để có động lực, có bản lĩnh, dũng cảm trong trường hợp bị đe dọa, mua chuộc.

Nếu hệ thống hoàn thiện theo 3 hướng: bản thân pháp luật, giáo dục phổ biến và lực lượng phương tiện trang thiết bị đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, thì mới có thể ngăn chặn phòng ngừa và xử lý kịp thời nhanh chóng nghiêm minh đúng người đúng tội .

Xin cám ơn ông!

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Mục tiêu lãi 2.000 tỷ đến 2029, phát triển loạt bất động sản gần 2 tỷ USD
Định hướng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024 - 2029, Fecon đặt mục tiêu lãi sau thuế 5 năm lần lượt 60 - 144 - 307 - 343 - 508 - 684 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD.