‘Coi chừng thí sinh bị sốc và áp lực tâm lý’

Theo một số giáo viên, việc các thí sinh phải làm 3 phân môn với 120 câu hỏi trắc nghiệm trong bài thi tổ hợp chỉ với 150 phút dễ bị căng thẳng về tâm lý và sốc.
 
coi chung thi sinh bi soc va ap luc tam ly Bộ GD&ĐT công bố đề thi thử nghiệm THPT quốc gia môn Ngữ văn
coi chung thi sinh bi soc va ap luc tam ly Bộ GD&ĐT công bố đề thi thử nghiệm môn Toán THPT quốc gia 2017
coi chung thi sinh bi soc va ap luc tam ly Bộ GD&ĐT công bố đề thi thử nghiệm THPT quốc gia môn Hóa học

“Coi chừng thí sinh có thể bị sốc”

Chiều 14/5, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi thử nghiệm THPT quốc gia để các thí sinh và thầy cô giáo tham khảo, tập làm quen. Một số giáo viên đã có ý kiến chia sẻ của mình trước đề thi lần này.

coi chung thi sinh bi soc va ap luc tam ly
Tiến sĩ Chu Văn Biên – Giảng viên môn Vật lí, Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa). Ảnh: NVCC.

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Chu Văn Biên – Giảng viên môn Vật lí, Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) cho biết: “Bộ vẫn chưa lường được một nguy cơ thi 3 phân môn trong tổ hợp là rất căng thẳng với thí sinh. Thậm chí, có thể có một số em bị sốc”.

Theo thầy Biên, trong thời gian 150 phút đồng hồ liền nhau, các em phải hoàn thành 120 câu hỏi ở 3 phân môn khác nhau trong bài thi tổ hợp sẽ vô cùng căng thẳng. Nếu làm ở nhà thì chưa có sức ép, còn giờ thi thật gánh nặng tâm lý là điều có thể nhìn thấy rõ ràng.

Trong trường hợp thí sinh làm được bài ngay từ phân môn đầu tiên trong bài thi tổ hợp KHTN (cụ thể là phân môn Vật lí), tâm lý các em sẽ rất thoải mái để làm tiếp phân môn Hóa học và Sinh học. Nhưng nếu không làm được thì dù có thời gian chuyển tiếp giữa các phân môn, các em cũng không thể bảo toàn được một tâm lý tốt để hoàn thành.

TS Chu Văn Biên cho rằng, nếu đề thi phân bố thi 1 buổi 1 môn với nội dung đề thi như vậy thì rất ổn. Nhưng nếu thi xong 50 phút rồi thi tiếp phân môn nữa trong cả bài thi tổ hợp thì các em tâm lý vô cùng căng thẳng.

“Đầu óc con người không phải là cái máy tính, có thể tắt nguồn đi rồi khởi động tiếp. Môn Vật lý có thể các em sẽ làm tốt hơn, môn Hóa học thì có thể kém hơn còn kém nhất vẫn là môn Sinh học”, vị giảng viên môn Vật lí nhận định.

Thi nhiều môn để làm gì?

coi chung thi sinh bi soc va ap luc tam ly
Thầy giáo Đào Tuấn Đạt – Hiệu trưởng Trường THPT Einstein (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Còn theo thầy giáo Đào Tuấn Đạt – Hiệu trưởng Trường THPT Einstein (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thấy Bộ đã cố gắng để ra đề thi dễ hơn vì lo học sinh trượt nhiều. Môn Toán ở 2 lần thử nghiệm trước, học sinh có thể bấm máy tính để tìm ra đáp án rất nhiều. Còn ở lần ra đề thử nghiệm này, tôi thấy có thể cũng như vậy”.

Năm nay, đề thử nghiệm môn Tiếng Anh cũng dễ hơn năm ngoái. Năm nay không còn phần viết luận, vốn từ cần sử dụng cũng ít hơn, không đòi hỏi nhiều như trước. Chủ đề bài đọc chủ yếu nằm trong SGK phổ thông.

Thầy Đạt cho hay, bài thi tổ hợp vẫn là một thứ nặng nề và khó nhằn nhất với các em thí sinh. Các em sẽ bị mệt ở bài thi KHTN và KHXH khi phải làm 3 môn liên tiếp. Môn Toán các em làm 3 tiếng liền có thể sẽ không cảm thấy mệt. Nhưng giờ 3 tiếng làm liền 3 phân môn thì học sinh sẽ vô cùng mệt.

Đầu óc lúc đó phải có sự ‘chuyển cảnh’. Học sinh ở trường THPT Einstein thi thử trước đây cũng cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Sau khi thi xong một môn, học sinh mà không làm được bài thì sẽ vô cùng sốc ảnh hưởng tâm lý ở môn thi sau.

coi chung thi sinh bi soc va ap luc tam ly Bộ GD&ĐT công bố đề thi thử nghiệm THPT quốc gia môn Ngữ văn

Ngoài việc thời gian làm bài cho các bài thi chưa hợp lý, một điều trăn trở khác mà thầy Đào Tuấn Đạt cũng nêu rõ, đó là các thí sinh thi nhiều môn để làm gì? Học sinh có dùng hết không?

“Trong bất cứ đề thi nào cũng đều có câu hỏi khó, chiếm khoảng 10% đề thi để đảm bảo yếu tố phân loại. Khi Bộ chia ra phương án A, B, C, D không đều để chống liệt, học sinh có thể lúc đó cũng sẽ khoanh bừa. Nếu dưới 2,5 điểm thì học sinh cũng không thể đỗ được”, thầy Đạt cho biết thêm.

Bên cạnh đó, thầy Đạt cũng cho rằng, vẫn một mã đề như cũ và đảo thứ tự đi. Nhiều thí sinh chọn tổ hợp môn tự nhiên, còn tổ hợp môn xã hội có phần ít hơn. Đây có thể hiểu là Bộ đã cho các thí sinh chọn ‘cả gói’, tức các em muốn thi Địa thì bắt buộc phải thi thêm cả Lịch sử cũng như GDCD. Tất nhiên cũng tùy nguyện vọng của từng thí sinh.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ dựa vào mô hình câu hỏi dạng đề thử nghiệm này để ra những đề khác nhau cho học sinh tự làm. Các câu hỏi nào không làm được, thầy cô sẽ hướng dẫn sau chứ không giải sẵn”, thầy Đào Tuấn Đạt chia sẻ thêm.

coi chung thi sinh bi soc va ap luc tam ly Bộ GD&ĐT công bố đề thi thử nghiệm THPT quốc gia môn Hóa học

Chiều 14/5, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi thử nghiệm THPT quốc gia năm 2017 để các thí sinh tham khảo trước khi bước ...

chọn
Con trai chủ tịch Tân Hoàng Minh: 'Không ngờ hậu quả lớn đến vậy'
Bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, khai thực hiện các "biện pháp huy động vốn" để gỡ khó cho công ty nhưng "không lường được hậu quả lớn vậy".