Côn sơn - Kiếp Bạc ở Hải Dương làm du khách ngẩn ngơ trước vẻ đẹp xưa cũ

Ba lần chiến thắng quân xâm lượng Nguyên Mông có lẽ là chiến tích có dấu ấn sâu sắc nhất đối với bao thế hệ con người Việt Nam. Cùng khám phá địa danh Côn Sơn - Kiếp Bạc, nơi lưu giữ những chiến tích oai hùng gắn liền với các vĩ nhân Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi.

Vào thế kỉ XIII, quân dân nhà Trần đã có 3 trận đánh với quân Nguyên Mông và giành được chiến thắng lẫy lừng, nghĩa quân Lam Sơn cũng đã có 10 năm kháng chiến dài đằng đẵng với quân Minh trong thế kỉ XV, và chính khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là nơi chứng kiến và lưu giữ những giá trị lịch sử này cho đến tận bây giờ.

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 1.

Ảnh: solue9

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 2.

Ảnh: linhvitvit

Là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, Côn Sơn  - Kiếp Bạc gắn liền với thân thế, sự nghiệp của những vị anh hùng dân tộc kiệt xuất như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...cùng các danh nhân văn hóa dân tộc như: Trần Nhân Tông, Pháp Loa…

Côn Sơn - Kiếp Bạc ở đâu?

Khu di tích này thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, Hải Dương. Chùa Côn Sơn tọa lạc tại xã Cộng Hòa, dưới chân núi Côn Sơn, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân cách Hà Nội 70km. Tuy tên của hai khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc luôn gắn liền với nhau nhưng thực chất chúng cách nhau tận 5km. 

Để di chuyển từ Hà Nội đến khu di tích này du khách có thể sử dụng phương tiện cá nhân và cũng có thể sử dụng xe khách, do hai điểm điểm Côn Sơn - Kiếp Bạc cách nhau khoảng 5km nên nếu dùng phương tiện cá nhân sẽ tiện hơn.

Từ Hà Nội, di chuyển đến cầu Thanh Trì theo hướng đường I, sau đó rẽ đường 18 theo hướng đi Phả Lại, đến cầu Phả Lại đi thẳng đến ngã ba Sao Đỏ, theo hướng đi Quảng Ninh thêm 1km nữa sẽ thấy biển chỉ dẫn đi Côn Sơn - Kiếp Bạc. 

Ngược dòng lịch sử khám phá Côn Sơn - Kiếp Bạc

Chùa Côn Sơn (Thiên Phúc Tự) có kiến trúc tổng thể theo kiểu chữ công, bao gồm: Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện, nhà tổ. Khuôn viên bên trong được phủ xanh bởi những hàng thông đan xen tầng tầng lớp lớp tán vải thiều, không khí trong lành, yên bình tựa chốn thần tiên. 

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 3.

Ảnh: thuuphuong_

Tương truyền, đây là nơi vây bắt tướng nhà Ngô của Đinh Bộ Lĩnh thời loạn 12 sứ quân. Chùa có đến 83 gian nhưng do chiến tranh nên hiện nay ở đây chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ lưu giữ nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị. 

Đền thờ Trần Nguyên Đán

Nằm phía trên đền thờ của Nguyễn Trãi, gần thượng nguồn suối Côn Sơn, đây là người nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành. Qua thời gian, ngôi đền đã không còn, năm 2005 tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của ông.

Thanh Hư Động

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 4.

Ảnh: consonkiepbac.org

Năm ở phía Tây núi Côn Sơn, đây là nơi quan Đại tư đồ phụ chính , nhà thơ, nhà lịch pháp Trần nguyên Đán lui về vào những năm tháng cuối đời. 

Đền thờ Nguyễn Trãi

Ngôi đền được khởi công xây dựng vào năm 2000 tại chân núi Ngũ Nhạc, sở hữu kiến trúc độc đáo, bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái ôm lấy khu đền, xung quanh được núi non bao bọc.

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 3.

Ảnh: trangtrang25.10

Đền bao gồm các công trình như đền Chính, Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn ngoại, cầu Thấu Ngọc, miếu Giải oan. Đặc biệt, ở Hậu cung của đền Chính có đặt bức tượng đồng Nguyễn Trãi cao 1.4m, nặng 600kg và tượng song thân phụ mẫu của ngài.

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 6.

Ảnh: huyhoang.32

Núi Ngũ Nhạc

Gồm 5 đỉnh núi với đỉnh cao nhất 238m nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn. Ngọn núi sở hữu rừng thông bát ngát, suối chảy rì rầm, nước hồ trong mát. 

Bàn Cờ Tiên

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 7.

Ảnh: cuongtwelve_

Đây là nơi Nguyễn Trãi và các bậc tiền nhân dừng chân chơi cờ, từ chùa Côn Sơn, leo thêm 600 bậc thang đá đến đỉnh núi du khách sẽ thấy một khu đất khá bằng phẳng có một phiến đá gọi là bàn cờ tiên, đứng đây có thể nhìn bao quát toàn một vùng rộng lớn quanh núi Côn Sơn. 

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 8.

Ảnh: thanh_hien24021998_

Hồ Côn Sơn

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 9.

Ảnh: tranth__

Với diện tích 43ha, đây là nơi du khách có thể hòa mình vào cùng thiên nhiên, đi dạo quanh hồ dưới các tán cây xum xuê mát mẻ. 

Suối Côn Sơn

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 10.

Ảnh: hp.phuong

Chiều dài 3km từ núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc đổ về hồ Côn Sơn

Sinh Từ

Đại Vương - An Nam Hưng Đạo Vương, được Triều đình Nhà Trần cho lập đền thờ ngay khi còn sống, gọi là Sinh Từ. 

Đền Kiếp Bạc

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 4.

Ảnh: mstunbirex.nguyen

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 5.

Ảnh: mstunbirex.nguyen

Nơi đây có địa hình thung lũng, xung quanh được núi Rồng bao bọc, một bên là Lục Đầu Giang, núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Được mệnh danh là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp.

Từng là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Đạo. Đền Nghi Môn kiếp Bạc là một công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, là bức tranh sinh động hội đủ tứ linh, tứ quý, khái quát cả âm dương, trời đất, thiên nhiên, con người nơi đất thánh.

Nơi đây có đặt 7 pho tượng của 7 vị: Trần Hưng Đạo, Phu nhân và hai con gái, con rể Phạm Ngũ Lão cùng Nam Tào, Bắc Đẩu. Bên cạnh đó là 4 bài vị thờ con trai ông và hai vị tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng. 

Hang Tiền

Cách đền Kiếp Bạc 500m về phía Bắc, trước khi là nơi cất dấu ngân khố của phủ đệ Trần Hưng Đạo phục vụ cho kháng chiến, cũng chính là lí do được gọi là hang tiền. Hang rộng chừng 1ha, cao 1,5m, rộng 1,3m. 

Kinh nghiệm du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đường đi đến Côn Sơn, Kiếp Bạc từ trung tâm Hà Nội có nhiều điểm bắn tốc độ nên bạn cần lưu ý chạy đúng làn đường và tốc độ. Chú ý các điểm: cao tốc Hà Nội, Bắc Ninh, nội thị trấn Quế Võ, thị trấn Phả Lại, nội thị trấn Sao Đỏ…

Tham quan các khu di tích đi bộ là chủ yếu, vì khuôn viên khá rộng nên gia đình có người già và trẻ nhỏ đi theo bạn nên thuê khách sạn hay nhà nghỉ để nghỉ chân. Nên chia làm hai buổi, buổi sáng tham quan, dâng lễ tại Côn Sơn, chiều về ghé ngang Kiếp Bạc rồi trở về trong ngày.

Gần khu di tích có các hàng quán nhưng phải di chuyển xa, nếu được nên mang theo đồ ăn từ nhà để có thể tiện nghỉ ngơi mà không mất thời gian di chuyển nếu đoàn đông người. 

Các lễ hội tại Côn Sơn - Kiếp bạc diễn ra thường niên

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 6.

Ảnh: jen.mon.fam

Lễ hội truyền thống mùa xuân diễn ra vào 16 tháng Giêng hàng năm, với các nghi lễ truyền thống như: dâng hương, tế khai xuân, rước nước, khai hội mùa xuân, lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, lễ đàn mông sơn thí thực. Ngoài lễ hội còn có các cuộc thi: gói bánh chưng, giã bánh dày...đậm đà bản sắc Việt.

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 7.

Ảnh: vinhphamfr

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 8.

Ảnh: hoangmai1903

Lễ hội mùa thu tưởng nhớ về Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Cả nước đổ về đây tham dự các nghi lễ: dâng hương, tế cáo yết, lễ khai ấn ban ấn đền Kiếp Bạc, lễ giỗ đức thánh Trần...và còn rất nhiều trờ chơi dân gian truyền thống khác. 

Vùng đất lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi lưu giữ biết bao chiến công lừng lẫy một thời - Ảnh 16.

Ảnh: caoduong2604_

 

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.