Công tác cán bộ: Sẽ không còn 'cả họ làm lãnh đạo'

Thời gian qua, nhiều cán bộ Trung ương được luân chuyển về các tỉnh đã trưởng thành, phát huy được tài năng, trí tuệ đóng góp cho địa phương.

Ngày 19/5/2018, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số 26-NQ/TW).

Trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 21/5, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ là bước đột phá rất quan trọng, đòi hỏi công tác cán bộ trong thời gian tới phải có những cải cách, đặc biệt cán bộ cấp chiến lược phải thay đổi phù hợp với nền hành chính quốc gia. Việc này sẽ giúp chọn đúng người tài.

Đối với việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương được nêu trong Nghị quyết 26-NQ/TW, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương khẳng định: Bí thư không phải người địa phương sẽ giải quyết được tình trạng cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm đồng thời khắc phục những yếu kém của công tác cán bộ.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, không nên luân chuyển cán bộ về các địa phương quá xa rời nhau mà nên bố trí trong cùng khu vực.

cong tac can bo se khong con ca ho lam lanh dao
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Quảng Bình

“Chẳng hạn không nên luân chuyển người miền Nam ra miền Bắc hay từ miền Trung về miền Nam. Điều này giúp cán bộ thuận lợi hơn trong việc hiểu rõ đặc điểm, văn hóa, tính cách con người bản địa đồng thời tạo điều kiện cho người được luân chuyển nhanh chóng đưa ra giải pháp trong thực hiện công việc”, đại biểu Phương phân tích.

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức hội thảo về vấn đề kiểm soát quyền lực trong chạy chức, chạy quyền.

Đây là việc làm được nhân dân đồng tình rất cao, là bước đột phá trong thiết lập, hình thành đội ngũ cán bộ nhằm hạn chế chạy chức, chạy quyền, khắc phục hiện tượng cục bộ, bè phái, bổ nhiệm người nhà mà không bổ nhiệm người tài.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh, thời gian qua, Quốc hội có rất nhiều đóng góp trong vấn đề kiểm soát, giám sát để có kiến nghị trong vấn đề bổ nhiệm cán bộ và lựa chọn người tài.

Theo đó, trong các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, các đoàn đại biểu Quốc hội và các ĐBQH đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân về vấn đề tiêu cực, hạn chế của công tác cán bộ, từ đó phản ánh bằng văn bản hoặc trực tiếp tới nghị trường Quốc hội.

cong tac can bo se khong con ca ho lam lanh dao
Toàn cảnh hội trường phiên Khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV (Ảnh: quochoi.vn)

Ngoài ra, Quốc hội còn tổ chức giám sát, đặc biệt là giám sát chuyên đề về tinh giản biên chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả xây dựng Nhà nước.

Quốc hội cũng có giám sát trực tiếp thông qua chất vấn và trả lời chất vấn về vấn đề cán bộ, những vụ án tham nhũng, đề nghị Chính phủ làm rõ, yêu cầu các cơ quan thanh tra vào cuộc.

Liên quan đến vấn đề bổ nhiệm cán bộ nợ tiêu chuẩn, thiếu tiêu chuẩn, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhận định, Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực, cụ thể, kiểm tra, xử lý nhiều cán bộ, lãnh đạo giữ vị trí quan trọng nhưng để xảy ra vi phạm.

Việc này đã tạo niềm tin mạnh mẽ trong nhân dân, chắc chắn sẽ tạo chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức cán bộ thời gian tới.

cong tac can bo se khong con ca ho lam lanh dao Nghị quyết Trung ương về cán bộ: Tiến tới bỏ chế độ 'biên chế suốt đời'

Trong nghị quyết của Trung ương về cán bộ có nêu rõ về cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất ...

cong tac can bo se khong con ca ho lam lanh dao Bí thư Tỉnh, Huyện không nên làm quá 1 nhiệm kỳ?

Đồng tình với đề xuất Bí thư Tỉnh, Huyện không phải người địa phương trong đề án về công tác cán bộ trình Hội nghị ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.