Công ty con của Containier Việt Nam kinh doanh ra sao khi sắp lên sàn chứng khoán?

HNX thông báo hơn 12,1 triệu cổ phiếu GIC của CTCP Đầu tư dịch vụ và Phát triển Xanh sẽ bắt đầu giao dịch từ ngày 6/11 với giá tham chiếu 18.600 đồng/cp.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có văn bản thông báo về ngày giao dịch đầu tiên của CTCP Đầu tư dịch vụ và Phát triển Xanh (Mã: GIC). Theo đó, hơn 12,1 triệu cổ phiếu GIC sẽ bắt đầu giao dịch từ ngày 6/11 với giá tham chiếu 18.600 đồng/cp.

Thành lập nhờ vốn góp của Viconship

GIC được thành lập vào ngày 24/1/2017 với vốn điều lệ ban đầu là 101 tỉ đồng, trong đó CTCP Containier Việt Nam (Vinconship - Mã: VSC) góp tới 66,3% vốn, tương đương 67 tỉ đồng, còn lại là một số cổ đông cá nhân. 

Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khai thác kho bãi như xếp dỡ, lưu giữ, bảo quản, sửa chữa, vệ sinh container... 

Năm 2018, nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 121,2 tỉ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. 

Tận dụng lợi thế là công ty con của Vinconship, hiện nay GIC là đối tác của những hãng tàu lớn như Maersk, Evergreen, Cosco, Namsung, Dongyound...

shcvhas - Ảnh 1.

Danh sách cổ đông lớn. Nguồn: Bản cáo bạch của CTCP Đầu tư dịch vụ và Phát triển Xanh

Tính tới ngày 20/7, Viconship là cổ đông lớn duy nhất của GIC, nắm giữ 66,3% vốn điều lệ, tương đương 8,04 triệu cổ phiếu GIC, được chia đều cho ba đại diện sở hữu vốn là Chủ tịch HĐQT - ông Nguyễn Thế Trọng, Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT - ông Hoàng Tiến Lục và Thành viên HĐQT - ông Trần Xuân Bạo (mỗi người 2,68 triệu đơn vị). 

Toàn bộ số cổ phiếu còn lại thuộc sở hữu của cá nhân trong nước, chiếm 33,7%.

GIC đang kinh doanh ra sao?

Đi vào hoạt động từ năm 2017, GIC đã ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy ổn định trong những năm qua. Năm 2019, công ty đạt 201 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng 20% so với năm trước, trong đó doanh thu từ hoạt động khai thác kho bãi chiếm tỉ trọng tới 77%. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 43 tỉ đồng, tăng 6,8% so với năm 2018. 

Sang đến năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, GIC công bố kết quả kinh doanh quí III kém sắc hơn với 45 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 18% và 10,5 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 20% so với cùng kì năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt 138 tỉ đồng doanh thu thuần và 32 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, GIC đã thực hiện 74% mục tiêu doanh thu và 84% mục tiêu lợi nhuận. 

Hơn 12 triệu cổ phiếu GIC lên HNX với giá tham chiếu 18.600 đồng/cp - Ảnh 2.

(Nguồn: LG tổng hợp từ báo cáo tài chính của GIC).

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của GIC ghi nhận hơn 302 tỉ đồng, giảm hơn 9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 30%, tài sản ngắn hạn khác giảm hơn 66% xuống còn gần 4 tỉ đồng.

Nợ phải trả cũng giảm mạnh 37% xuống còn 82 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 38 tỉ đồng và nợ dài hạn là 45 tỉ đồng, giảm lần lượt 30% và 42% so với đầu năm.

Hơn 12 triệu cổ phiếu GIC lên HNX với giá tham chiếu 18.600 đồng/cp - Ảnh 3.

(Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nguồn: Bản cáo bạch của GIC).

Nói thêm về kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo, dựa trên kịch bản Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch Covid-19 và đưa kinh tế tăng trưởng trở lại vào năm 2021, GIC đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 sẽ có tăng trưởng so với năm nay với 190 tỉ đồng doanh thu và 39 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. 

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.