Bà Chu Thị Bình là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc của Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC), vợ ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Minh Phú.
"Hồi sinh" sau hủy niêm yết
Mới đây, dư luận xôn xao về sự việc bà bà Chu Thị Bình, một khách hàng gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Eximbank bị ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó giám đốc Chi nhánh Eximbank TP. HCM lừa đảo 245 tỷ đồng rồi bỏ trốn.
Bà Chu Thị Bình được biết đến với vai trò là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc của Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC), vợ ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Minh Phú.
Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là một trong những doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, được mệnh danh là "vua tôm" với doanh thu cả vài chục nghìn tỷ mỗi năm.
Báo cáo tài chính vừa công bố cho thấy, sau 2 năm suy thoái, "vua tôm" Minh Phú đã ghi nhận khoản lợi nhuận khá tốt trong năm 2017. Cụ thể, doanh thu đạt 16.954 tỷ đồng, tăng đến 42% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Sau khi trừ các chi phí, doanh nghiệp này đạt lợi nhuận sau thuế là 714,2 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với năm trước.
Với kết quả đạt được trong năm 2017, MPC đã quay trở lại là doanh nghiệp có mức sinh lời cao của thị trường chứng khoán với EPS đạt 9.382 đồng.
Kết quả này có thể xem một trong là những tín hiệu sáng sủa của MPC khi doanh nghiệp này vừa đưa cổ phiếu trở lại sàn chứng khoán vào tháng 10/2017 vừa qua.
Còn nhớ trước đó, sau khi hủy niêm yết, việc làm ăn của MPC sa sút đáng kể trong năm 2015 - 2016. Đặc biệt, năm 2015 - năm đầu tiên rời sàn, Minh Phú đã "dính" ngay khoản lỗ 6,9 tỷ.
Tuy nhiên, "vua tôm" đặt ra mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất là 15,781 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 841 tỷ đồng cho năm 2017. Như vậy, dù kết quả kinh doanh có cải thiện tích cực nhưng công ty vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn "lời hứa" với nhà đầu tư.
Báo cáo cũng cho thấy, tính đến cuối 2017, MPC có tổng tài sản đạt gần 9.497tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản nợ phải trả đang chiếm phần lớn với 6.500 tỷ đồng.
Trong những năm qua, chi phí tài chính của Minh Phú chiếm rất lớn trong tổng chi phí. Riêng năm 2017, Thủy sản Minh Phú phải chi 280,8 tỷ đồng tiền trả lãi ngân hàng. Số nợ vay ngắn hạn tăng mạnh từ 2.353 tỷ đồng hồi đầu năm lên đến 4.398 tỷ đồng cuối năm.
Gia đình nữ đại gia nhiều tiền cỡ nào?
Theo báo cáo quản trị năm 2017, tính đến thời điểm 31/12/2017, ông Quang đang sở hữu gần 16 triệu cổ phiếu MPC, tương ứng tỷ lệ 2,8%. Bà Chu Thị Bình đang nắm giữ hơn 17,4 triệu cổ phần MPC, tương ứng 24,96%.
Thời gian gần đây, cổ phiếu MPC liên tục tăng giá và chốt tuần ở mức 101.600 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Quang và bà Bình lần lượt là hơn 1.600 tỷ đồng và gần 1.800 tỷ đồng.
"Vua tôm" Minh Phú cũng được biết đến là một trong những công ty gia đình lớn của Việt Nam khi các thành viên trong gia đình ông Quang bà Bình đều nắm giữ vị trí quản trị và sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp.
Cụ thể, ông Chu Văn An (em trai bà Bình), ông Lê Văn Điệp (em trai ông Quang) và bà Lê Thị Dịu Minh (con gái bà Bình) đều đang giữ ghế Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc MPC. Ông An và bà Lê Thị Dịu Minh đang sở hữu lần lượt 1,1 triệu cổ phiếu và 3,1 triệu cổ phiếu MPC. Ông Lê Văn Điệp và gia đình cũng nắm giữ hơn 2,1 triệu cổ phiếu MPC.
Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư Long Phụng cũng đang nắm giữ hơn 4 triệu cổ phiếu MPC tương ứng 5,84%. Đây là công ty do ông Lê Văn Quang góp 45% vốn và bà Chu Thị Bình góp 45% vốn.
Như vậy có thể thấy, số cổ phần gia đình ông Quang bà Bình và những người liên quan sở hữu tại MPC lên tới 43,9 triệu cổ phần, tương ứng gần 63% vốn điều lệ MPC. Theo thị giá hiện tại, tổng giá trị của số cổ phần này ở mức 4.437 tỷ đồng.
Truy nã quốc tế đối với nguyên Phó giám đốc Eximbank lừa đảo hàng trăm tỉ đồng
Tối 24.2, Bộ Công an cho biết đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó giám đốc Ngân ... |