|
|
Vào những ngày Rằm tháng 7 về với làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) mới cảm nhận được không khí chuẩn bị hàng mã tất bật như thế nào. |
|
|
Từ những chiếc xe đạp, xe máy, ô tô được tận dụng hết công suất để vận chuyển đồ mã. |
|
|
Người dân nơi đây chia sẻ, ở làng này trước kia nơi đây nức tiếng gần xa với thương hiệu "làng tranh Đông Hồ", nhưng do việc làm tranh giờ dần không có thị trường nên hầu hết các gia đình trong làng chuyển sang nghề làm hàng mã phục vụ nhu cầu tâm linh. |
|
|
Ở nơi đây người ta hay nói vui với nhau rằng "làm thì làm đồ giả, nhưng ăn thì lại ăn tiền thật". Quả đúng là thế, cái nghiệp làm đồ cho "cõi âm" cũng đã tồn tại ở Đông Hồ hơn chục năm nay, tạo cho nơi đây một điện mạo mới, người dân quanh năm có việc, mức thu nhập ổn định. |
|
|
Việc làm vàng mã không yêu cầu quá kỹ lưỡng về mặt thẩm mỹ nhưng yêu cầu về mặt số lượng. Tại làng nghề Đông Hồ, việc làm vàng mã được thực hiện theo hướng chuyên môn hóa. Như gia đình này chỉ chuyên làm "dép mã". |
|
|
Lại có những gia đình chỉ làm công việc hoàn thiện "mũ mã". |
|
|
Vì chủ yếu nguyên liệu được làm từ giấy bồi, bột màu, keo hồ... nên trong những "ngày mùa" sân đình, đường làng, bãi đất rộng... đều được tận dụng làm nơi phơi đồ mã. |
|
|
Theo chị Thủy (chủ 1 cơ sở sản xuất tại làng Đông Hồ) chia sẻ: "Việc làm Hàng Mã cũng tất bật không kém gì làm nông, 1 năm những đợt tiêu thụ vàng mã lớn như Tết Nguyên Đán, tháng Giêng hay bây giờ chuẩn bị cho Rằm tháng 7 thì phải chuẩn bị làm hàng trước cả tháng trời. Những đợt hàng phải làm gấp, phải thức làm qua đêm có lúc quên cả ăn". |
|
|
Vì khối lượng hàng nhiều nên tất cả thành viên trong gia đình đều phải làm hàng mã, thậm chí phải thuê thêm thợ làng khác để làm cho kịp thời điểm "mùa đốt mã". |
|
|
Lối đi vào nhà kín mít hàng mã. |
|
|
Sân nhà của một gia đình chuyên làm "ô mã". |
|
|
Cầu kỳ, tỳ mẩn như làm đồ thật. |
|
|
Chị Dương Thị Cương (người làm đồ thuyền rồng, sơn trang cho biết): "Những đồ này đều là đồ vàng mã cao cấp, chuyên phục vụ cho các đền, miếu, phủ, chùa lớn trong những đợt mở phủ, lễ to. Tháng 7, tháng 8 đến qua Tết là khoảng thời gian mặt hàng này bán rất chạy. Giá thuyền rồng tại xưởng thường từ 60.000 – 250.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, nhiều nơi tổ chức lễ lớn, khách thường tới xưởng đặt làm riêng, cỡ lớn nhất, có giá lên tới 2 triệu đồng/ thuyền". |
|
|
Với quan niệm "trần sao âm vậy" nên tại Đông Hồ mặt hàng nào cũng được làm "giả". Người phụ nữ đang cầm trên tay gần chục chiếc xe tay ga cao cấp bằng giấy. |
|
|
Những mặt hàng sau khi hoàn thiện sẽ chở đi phân phối khắp nơi trên cả nước, thậm chí còn được xuất sang cả Trung Quốc và Lào. |
|
|
Với việc phát triển ngày càng lớn mạnh của nghề làm hàng mã, Đông Hồ đã dần trở thành "công xưởng cõi âm" trên đất Bắc, đem lại thu nhập, ổn định cuộc sống của đông đảo người dân nơi đây. |