Làng Đồng Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) trước kia nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, nhưng khoảng hơn 10 năm trở lại đây làng Đông Hồ được biết tới như "đại công xưởng" sản xuất hàng mã lớn nhất cả nước. Những ngày này không khí chuẩn bị hàng hóa cho dịp 23 tháng Chạp và dịp Tết Nguyên Đán đã bắt đầu nhộn nhịp. (Ảnh Chí Hiếu) |
Không chỉ sản xuất đồ mã phục vụ cho các tỉnh trong nước, đồ mã của làng Đông Hồ còn được xuất sang các nước lân cận như Trung Quốc, Lào... (Ảnh Chí Hiếu) |
... cũng chính vì thế mà những chuyến hàng ra vào làng Đông Hồ luôn tấp nập. Chỉ còn gần 1 tuần nữa là đến ngày 23 tháng Chạp đưa ông Công ông Táo chầu trời, thế nhưng tại "đại công xưởng cõi âm" tất cả đồ mã đã được đặt hết. (Ảnh Chí Hiếu) |
Vì chủ yếu nguyên liệu được làm từ giấy bồi, bột màu, keo hồ... nên trong những "ngày mùa" việc phơi hàng mã cũng chiếm khá nhiều thời gian và phụ thuộc vào thời tiết. (Ảnh Chí Hiếu) |
Sân đình làng Đông Hồ được tận dụng để phơi mũ mã. (Ảnh Chí Hiếu) |
Thời điểm này gia đình chị Linh đang phải tất bật làm đồ ông Công ông Táo cả ngày lẫn đêm để kịp có hàng đi giao cho khách, chị chia sẻ: "Nhà mình đợt này chuyên làm đồ trang phục cho ông Công ông Táo. Cả gia đình có 5 người nên mỗi ngày cũng làm được vài trăm bộ, cứ làm đến đâu lại chuyển đi bán đến đấy, thời điểm này cũng đã có nhiều thương lái đến đặt mua cả nghìn bộ để vận chuyển vào miền Trung bán". (Ảnh Chí Hiếu) |
Tại làng Đông Hồ việc làm đồ mã thực hiện theo một cách chuyên môn hóa, mỗi gia đình chỉ làm từ 1 đến 2 món đồ chuyên biệt. Như nhà anh Tiến (làng Đông Hồ) chỉ thực hiện công đoạn ghép đồ và đóng gói, còn công đoạn làm mũ và làm giày lại của một gia đình khác. (Ảnh Chí Hiếu) |
Chị Hà (làng Đông Hồ) đang ngồi ghép bộ ông Công ông Táo, chị chia sẻ: "Chúng tôi ở đây bận bịu quanh năm, vừa hết ngày Rằm tháng 7 đã lại tất bật chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp và Tết Nguyên Đán chẳng lúc nào ngơi tay. Việc làm hàng ông Công ông Táo cũng đã phải tiến hành từ rất sớm, thời điểm này độ mã ông Công ông Táo đang rơi vào tình trạng "cháy" hàng". (Ảnh Chí Hiếu) |
Những bộ đồ mã ông Công ông Táo đã được bày bán khắp nơi trong làng, theo chia sẻ của người trong nghề, "mỗi bộ có giá từ 15.000 đồng, bộ đẹp nhất cũng chỉ 70.000 đồng, thế nhưng khi đến tay người dùng giá có thể tăng lên gấp đôi hoặc hơn". (Ảnh Chí Hiếu) |
Một ngôi nhà chất đầy vàng mã tại làng Đông Hồ. (Ảnh Chí Hiếu) |
Ngoài những đồ dành cho ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình vào thời điểm này cũng đã làm những món đồ mã phục vụ cho ngày Tết Nguyên Đán, dịp tháng Giêng. (Ảnh Chí Hiếu) |
Người phụ nữ tì mẩn làm rồng mã. (Ảnh Chí Hiếu) |
Người làng Đông Hồ có câu nói vui rằng "ở đây làm đồ giả nhưng lại có tiền thật", trong những năm qua nhờ chuyển sang làm hàng mã mà giờ đây thu nhập của người dân cũng trở nên ổn định nhiều gia đình giàu lên vì làm đồ hàng mã. (Ảnh Chí Hiếu) |
Thời sự 05:16 | 28/01/2019
Kinh doanh 08:06 | 27/01/2019
Thời sự 02:32 | 27/01/2019
Lối sống 08:01 | 26/01/2019
Lối sống 23:54 | 25/01/2019
Lối sống 09:08 | 25/01/2019
Lối sống 06:31 | 23/01/2019
Lối sống 23:48 | 22/01/2019