Ngày 23 tháng Chạp, thăm làng ‘táo đất’ tồn tại hơn 200 năm

Từ một làng nghề truyền thống tồn tại hơn 200 năm và 3 lần được sắc phong, làng gốm Lư Cấm dần mai một theo thời gian. Hiện cả làng còn duy nhất một gia đình nặn “táo đất” và đang chuyển mình làm du lịch để giữ nghề. 
lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich Làng sản sinh cá chép đỏ tiễn Táo quân chầu trời
lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich Người Sài Gòn chi bạc triệu mua cá Koi cúng ông Công ông Táo

3 lần được sắc phong

Làng gốm Lư Cấm hình thành từ đầu thế kỷ XIX, nằm nép mình bên dòng sông Cái, nay thuộc phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang - Khánh Hòa.

lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich
Gia đình bà Hòa ông Chưởng là hộ cuối cùng ở làng Lư Cấm theo nghề truyền thống. (Ảnh: Khải An).

Do người làng có tay nghề, kĩ năng nhồi đất, nung lò vững lại thuận lợi về giao thương nên làng gốm Lư Cấm nhanh chóng nổi tiếng khắp vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

Sản phẩm gốm của làng Lư Cấm chủ yếu làm ống ghè xây tường, gạch thẻ, ngói âm dương, ngói móc, gạch lược hình cong để xây giếng, các lu, hủ, bình, vại, nồi, niêu, tô… rồi đến các vật dụng trang trí làm đẹp trong gia đình.

Theo các cố cự trong làng, do nghề gốm phát triển nên Lư Cấm sớm trở thành một làng nghề thực thụ, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân. Làng gốm không chỉ giải quyết việc làm cho lao động trong làng, mà còn thu hút một lượng lớn lao động từ các làng quê khác.

Tại đình làng Lư Cấm ngày nay còn bảng ghi công 18 chức sắc cùng 34 người dân đã có công khai sinh nên làng nghề.

Đình làng còn lưu giữ 3 sắc phong của vua triều Nguyễn đối với ông tổ nghề gốm làng Lư Cấm. Đó là vào năm 1903, sau khi chứng thực sự phồn thịnh của làng gốm Lư Cấm, vua Thành Thái đã ban sắc phong “Đào Nghệ Chi Thần” cho làng nghề Lư Cấm.

lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich
Làng nghề mai một dần theo thời gian nên chính quyền và người dân chuyển hướng sáng làm du lịch để giữ nghề. (Ảnh: Khải An).

6 năm sau, làng Lư Cấm tiếp tục được vua Duy Tân ban sắc phong “Đào Nghệ Chi Thần” lần thứ 2 và năm 1924, vua Khải Định ban sắc phong “Đào Nghệ Tôn Thần”.

Ông Lê Văn Chưởng (SN 1958), người làm nghề cuối cùng của làng cho biết, gia đình ông là một trong những người làm nghề đầu tiên của làng, cứ thế hết thế hệ này đến thế hệ khác nối nghiệp nhau.

“Thời hưng thịnh, cả làng có hàng trăm hộ làm gốm lớn nhỏ, người đến làm công rất đông. Theo thời gian, nghề nay mai một dần. Từ làm gốm truyền thống, dân làng chuyển sang làm bếp lò và một số vật dụng khác.

Cách đây hơn 3 năm, cả làng chỉ còn lại mấy anh em tôi làm bếp lò. Giờ thì chỉ còn mỗi hai vợ chồng tôi gắn bó với nghề truyền thống này", ông Chưởng cho biết.

Bà Đỗ Thị Hòa (SN 1961) - vợ ông Chưởng chia sẻ, hơn 3 năm trước, mỗi năm gia đình bà xuất hàng ngàn bếp lò bán cho các tỉnh lân cận và khu vực Khánh Hòa. Tuy nhiên, những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nhà đã bỏ bếp lò khiến làng nghề thêm khó khăn.

“Hơn 2 năm qua, gia đình tôi nung mẻ 500 bếp lò nhưng đến nay bán vẫn không hết, giờ còn hơn trăm lò. Nhiều hộ khác đã đập lò nung, xây phòng trọ hoặc bán đất. Nhìn chung nghề làm bếp lò không thể nuôi sống gia đình nếu không chuyển mình”, bà Hòa chia sẻ.

Làng "táo đất" chuyển mình làm du lịch

lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich
Học sinh thích thú khi tham quan và học cách làm gốm. (Ảnh: Khải An)

Theo ông Nguyễn Tiến Quốc – Phó Chủ tịch phường Ngọc Hiệp – TP Nha Trang, vào năm 2017 tỉnh Khánh Hòa công nhận Lư Cấm là làng nghề truyền thống nên tìm hướng hỗ trợ duy trì phát triển làng nghề.

“Sau khi khảo sát thực tế, có thể thấy đầu ra của sản phẩm làng Lư Cấm cụ thể là bếp lò khó tiêu thị nên chúng tôi đã hướng sang làm du lịch làng nghề. Bước đầu, địa phương hỗ trợ gia đình ông Chưởng bà Hòa dựng nhà tiền chế để có nơi giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn du khách, học sinh làm gốm.

Đồng thời cải tạo lại một phần khuôn viên để làm nhà vệ sinh và tìm nguồn khách đến làng nghề. Sau nữa làm quảng bá làng nghề và đào tạo nghề cho lớp kế thừa”, ông Quốc cho biết.

Hiện đã có một vài đoàn khách quốc tế và học sinh các trường THPT trên địa bàn TP Nha Trang đến tham quan làng nghề và trực tiếp nhào, nặn đất sét làm các sản phẩm đơn giản.

“Bước đầu có vẻ khả quan, khi chúng tôi vẫn giữ được nghề và có thêm thu nhập từ các đoàn khách đến tham quan. Trước đây, chúng tôi chỉ làm gốm và bếp lò, nay phải suy nghĩ thêm một số sản phẩm nhỏ để hướng dẫn du khách và các em học sinh.

Khi du khách và học sinh làm những sản phẩm của riêng mình, gia đình sẽ nung và gửi lại như một kỉ niệm”, bà Hòa chia sẻ.

Tuy nhiên, việc duy trì làng nghề là một điều rất khó vì sau thế hệ ông Chưởng, bà Hòa thì không còn người gắng bó với nghề. Ngay cả con ông bà Hòa cũng bỏ nghề truyền thống của gia đình.

"Chúng tôi sẽ cố gắng động viên người nhà học nghề và theo nghề gốm. Tuy nhiên để thuyết phục họ theo và giữ nghề chúng tôi tìm thêm các nguồn khách đồng thời hướng dẫn gia đình ông Chưởng, bà Hòa cách làm du lịch hiện đại, kết hợp thêm với việc bán sản phẩm và nước uống", ông Quốc nói.

lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich
Bà Hòa hướng dẫn học sinh làm gốm. (Ảnh: Khải An).

Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thanh - Phó Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa, hiện địa phương có nhiều làng nghề truyền thống có giá trị văn hóa cao nên sẽ tận dụng để làm du lịch và phát huy giá trị làng nghề.

"Trong năm 2019, Sở sẽ làm các đề án để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với làng nghề để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa lâu đời này", bà Thanh thông tin.

lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng đón năm mới

Những năm gần đây, kì nghỉ Tết không đơn thuần là dịp mọi người quần tụ bên gia đình, thăm hỏi họ hàng, bạn bè ...

lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich Du lịch ‘bùng nổ’, thị trường BĐS Hạ Long thiếu hụt căn hộ cho thuê

Tại Hạ Long, sự gia tăng mạnh mẽ về lượng khách du lịch cùng đội ngũ chuyên gia nước ngoài đang thúc đẩy nhu cầu ...

lang tao dat hon 200 nam chuyen minh lam du lich Ngân hàng Quân đội cấp vốn tín dụng 900 tỉ đồng cho dự án du lịch mới của Khánh Hòa

Sáng 14/1, Ngân hàng Quân đội Khánh Hòa đã ký kết cùng Công ty Cổ phần Nam Hùng Cam Ranh(Cty thành viên thuộc Tập đoàn ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.