Trong dân gian, có nhiều dị bản về sự tích ông Công ông Táo nhưng nói chung tục lệ cúng ngày 23 tháng Chạp xuất phát từ câu chuyện tình sâu nghĩa nặng giữa nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Hoàn cảnh éo le của ba người, "một vợ hai chồng", "một bà hai ông" được kể lại trong sự tích ông Công ông Táo như sau.
Xưa kia có hai vợ chồng rất nghèo khó, người chông tên Trọng Cao, người vợ là Thị Nhi. Hai vợ chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Cũng vì lẽ này, cuộc sống gia đình thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn.
Xem thêm: Năm 2019, cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?
Lễ tiễn ông Táo về chầu trời là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Viêt. |
Một ngày nọ, vì quá tức giận và không kiềm chế được bản thân mà Trọng Cao đã đánh vợ mình. Giận người chồng đầu ấp tay gối bấy lâu, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và gặp người đàn ông tên Phạm Lang. Hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Trọng Cao quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.
Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà để xin ăn thì được một người chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.
Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.
Chứng kiến hoàn cảnh éo le cùng tình nghĩa giữa ba người, Ngọc Hoàng phong cho Phạm Lang, Thị Nhi và Trọng Cao làm Táo quân, phân chia nhiệm vụ của mỗi người như sau:
- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp
- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà
- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa
Xem thêm: Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
Năm 2019, tết ông Công ông Táo vào ngày bao nhiêu?
Giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng. |
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng.
Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.
Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.
Xem thêm: Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sớm của gia đình Hà Nội
Một mâm cơm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. |
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?
Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 - 11 giờ sáng. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.
"Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.
Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 - 11 giờ. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp", chuyên gia phong thủy cho biết.
Có thể cúng ông Công ông Táo vào ngày 22 tháng Chạp được không? |
Nhiều gia đình thắc mắc liệu có thể cúng ông Công ông Táo sớm trước một ngày, nếu quá bận rộn và không sắp xếp được công việc. Nếu như năm ngoái, các chuyên gia phong thủy cho biết có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp, nhưng năm nay 2019, thì không nên. Lễ cúng ông Công ông Táo cần được tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp.
Mời bạn tham khảo bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chính xác nhất. Cần thành tâm khấn vái và thực hiện các nghi lễ một cách trang trọng nhất.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ (chúng) con là: [Họ và tên của người khấn]
Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, dâu rể, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ (chúng) con là: [Họ và tên của người khấn]
Ngụ tại: [Địa chỉ nhà của người khấn]
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
XEM THÊM
Mâm cúng tiễn ông Táo về chầu trời của Food Blogger Tô Hưng Giang
Mâm cơm cúng tiễn ông Táo về chầu trời của chị Tô Hưng Giang rất đẹp mắt và cầu kì. Nếu bạn đang lúng túng ... |
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sớm của gia đình Hà Nội
Chị Vũ Huyền (Hà Nội) làm mâm cơm cúng ông Công ông Táo sớm trước ngày 23 tháng Chạp. |
Thả cá chép vào giờ nào, thả cá chép đúng cách ra sao để lễ cúng ông Táo được vẹn toàn?
Thả cá chép vào giờ nào để lễ cúng ông Công ông Táo vẹn toàn và đúng nghi thức nhất, mời bạn tham khảo lời ... |
Năm 2019, cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?
Năm nay, ngày 23 tháng Chạp vào đúng thứ Hai, nhiều gia đình thắc mắc không biết có thể cúng ông Công ông Táo trước ... |
Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và trang trọng nhất
Mời tham khảo những mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp đầy đủ và trang trọng nhất. |
Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
Là tĩn ngưỡng dân gian có từ lâu đời, lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị thành tâm và ... |
Theo chân một gia đình làm lễ cúng ông Công ông Táo đơn giản mà đầm ấm
Ngày 23 tháng Chạp sắp đến, nhiều gia đình đã sắm đồ làm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. |
Sau khi cúng ông Công ông Táo nên thả cá chép như thế nào?
Thả cá chép sau khi cúng ông Công ông Táo là tục lệ đẹp tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng cách. |
Giáo dục 09:48 | 28/01/2019
Thời sự 08:00 | 27/01/2019
Thời sự 05:14 | 27/01/2019
Thời sự 02:32 | 27/01/2019
Lối sống 12:10 | 25/01/2019
Lối sống 12:08 | 25/01/2019
Thời sự 04:45 | 25/01/2019
Thời sự 03:28 | 25/01/2019