Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là Tết ông Công ông Táo hay Tết Táo quân. Không chỉ là ngày lễ rất quan trọng, Tết Táo quân còn là dịp để người dân bày tỏ lòng thành với tổ tiên và các vị thần linh thông qua các nghi lễ cúng bái và sắm sửa lễ vật.
Theo tục lệ của người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về những sự việc xảy ra trong năm vừa qua. Vì thế việc cúng ông Công ông Táo được tiến hành trọng thể ở các gia đình.
(Ảnh: nganguyen.vk) |
Thông thường lễ cúng ông Công ông Táo được tiến hành đúng vào ngày 23 tháng Chạp, tuy nhiên vẫn có những gia đình cúng trước đó một vài ngày. Năm nay, ngày 23 tháng Chạp vào đúng thứ Hai, nhiều gia đình thắc mắc không biết có thể cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?
Về vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau. Trong cuốn "Phong Tục Ngày Tết" (NXB Hồng Đức), ghi rõ các gia đình tùy từng điều kiện có thể cúng ông Công ông Táo trước hai ngày cũng được. Miễn là hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp vì đây là thời điểm Táo quân đã phải có mặt trên Thiên đình. Nếu cúng sau giờ Ngọ, Táo quân không thể chầu trời, đồng nghĩa với việc cả năm tới của gia đình đó sẽ gặp nhiều vất vả, sóng gió.
Tuy nhiên, một số ý kiến của các chuyên gia phong thủy khác lại cho rằng nên cúng đúng ngày 23, vừa tốt cho gia chủ lại vừa đúng với tục lệ truyền thống. Trừ trường hợp bất khả kháng, không thể khắc phục được thì mới làm lễ cúng ông Táo trước.
Lễ cúng ông Công ông Táo có thể cúng trước nhưng điều quan trọng hơn cả là nghi lễ phải được tiến hành với sự kính cẩn và thành tâm của gia chủ. Nếu cúng đúng ngày nhưng tiến hành qua loa, đại khái, khấn vái không lòng thành, thì cũng không được.
Xem thêm: Giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
(Ảnh: louisscorpio) |
Xem thêm: Mâm cúng tiễn ông Táo về chầu trời của Food Blogger Tô Hưng Giang
Ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Hai, rất nhiều gia đình có ý định làm lễ cúng ông Công ông Táo vào hai ngày cuối tuần là thứ 7 và Chủ nhật trước đó. Tuy nhiên ngày 22 tháng Chạp là ngày Tam Nương - được coi là ngày xấu, không nên thực hiện những việc quan trọng vào ngày này.
Ngày Tam Nương rơi vào những ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng. Tam Nương có nghĩa là "ba người đàn bà", ám chỉ ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỉ và Bao Tự. Đây là ba giai nhân tuyệt sắc nhưng đã làm sụp đổ ba triều đại của Trung Quốc.
Đến nay chưa có lí giải rõ ràng vì sao lại coi 6 ngày âm lịch trong một tháng là ngày Tam Nương. Nhưng theo tục lệ dân gian, những ngày này được cho là liên quan đến ba người đàn bà nói trên, có thể là ngày sinh và ngày mất của họ. Từ đó, có phong tục kỵ tiến hành những công việc quan trọng vào ngày Tam Nương, vì có liên quan đến ba người đàn bà làm các triều đại điêu đứng, suy vong.
(Ảnh: linh_ohdep_cosmetics) |
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?
Ngoài thắc mắc cúng đúng ngày hay trước ngày 23 tháng Chạp, chọn giờ đẹp để tiễn ông Táo về chầu trời cũng là điều nhiều gia đình quan tâm. Theo lệ thường, vào sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương. Nghi lễ này được tiến hành buổi sáng vì buổi sáng được cho là thời gian thanh tịnh nhất. Sau khi bao sái bát hương sẽ kính cẩn cúng Táo quân.
Năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là từ 9 giờ đến 11 giờ sáng. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.
"Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 - 11 giờ. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp", chuyên gia phong thủy Linh Quang cho biết.
Xem thêm: Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
(Ảnh: ngmaihoang) |
Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Lễ cúng ông Công ông Táo gồm mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay, các lễ vật như hoa quả, tiền vàng, trầu cau, trà và cá chép. Lễ vật cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp cũng cần phải có 3 bộ áo mũ Táo quân, trong đó 2 bộ có cánh chuồn dành cho Táo ông, 1 bộ không có cánh chuồn cho Táo bà. Cả 3 bộ đều kèm hia hài đầy đủ.
Sau khi hết một hoặc hai tuần hương, các gia đình khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và mang cá chép đi phóng sinh, tiễn ông Táo về chầu trời và cầu mong một năm mới may mắn, thịnh vượng. Lễ cúng ông Công ông Táo hoàn thành với sự hài lòng và bình an trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
XEM THÊM
Mâm cúng tiễn ông Táo về chầu trời của Food Blogger Tô Hưng Giang
Mâm cơm cúng tiễn ông Táo về chầu trời của chị Tô Hưng Giang rất đẹp mắt và cầu kì. Nếu bạn đang lúng túng ... |
Thả cá chép vào giờ nào, thả cá chép đúng cách ra sao để lễ cúng ông Táo được vẹn toàn?
Thả cá chép vào giờ nào để lễ cúng ông Công ông Táo vẹn toàn và đúng nghi thức nhất, mời bạn tham khảo lời ... |
Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và trang trọng nhất
Mời tham khảo những mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp đầy đủ và trang trọng nhất. |
Giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Theo chuyên gia phong thủy, năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 ... |
Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
Là tĩn ngưỡng dân gian có từ lâu đời, lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị thành tâm và ... |