Ông Công ông Táo (hay còn gọi là Táo quân) trong văn hóa dân gian nước ta bắt nguồn từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kì của Lão giáo Trung Quốc.
Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. |
Theo tích cũ kể lại, có một cặp vợ chồng là Thị Nhi – Trọng Cao tuy rất yêu thương nhau nhưng mãi vẫn không có con. Cũng vì vậy, người chồng hay kiếm cớ để xô xát, đuổi đánh vợ.
Thị Nhi bỏ nhà đi lang thang thì gặp Phạm Lang, hai người đem lòng yêu thương nhau rồi kết thành vợ chồng. Trong khi đó Trọng Cao lại quá ân hận với hành động của mình nên đã đi khắp nơi tìm kiếm vợ đến mức phải đi ăn mày.
Tình cờ gặp được người chồng cũ đang đói khát, Thị Nhi mời vào nhà và nấu cơm ăn. Đúng lúc chồng hiện tại về, sợ bị nghi oan nên nàng giấu Trọng Cao vào đống rơm. Đêm đến, Phạm Lang đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng.
Thấy lửa cháy, nàng lao mình vào cứu Cao ra. Thấy vợ mình nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa. Thượng đế thương tình thấy cả ba sống có nghĩa có tình nên phong cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kì trông coi việc chợ búa.
Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp các Táo sẽ cưỡi cá chép lên báo cáo Ngọc Hoàng về những việc làm của con người. Vì vậy, người dân tổ chức cúng ông Công ông Táo đồng thời thả cá chép nhằm tiễn các vị thần.
Người Việt quan niệm, ba vị Táo quân định đoạt việc may rủi của gia đình dựa trên những việc làm trong năm của gia chủ.
Cá chép đỏ là phương tiện để các Táo về trời báo cáo Ngọc Hoàng. |
Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Trong ngày này, người Việt lại làm lễ thả cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.
Trong truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.
Trong mâm cúng ông Công ông Táo, ngoài mâm cúng mặn thì còn có cả vàng mã và cá chép. Để chọn cá chép cúng ông Công ông Táo, người ta thường chọn những con khỏe mạnh, bơi nhanh và không bị tróc vảy.
Cá chép cúng ông Công ông Táo phải khỏe mạnh. |
Để chọn được những con cá khỏe mạnh, khi mua, bạn nên lật nhẹ phần mang cá để kiểm tra. Nếu thấy mang đỏ tươi thì cá vẫn khỏe và có thể mang lên mâm để cúng.
Bạn nên chọn 3 con cá chép đỏ hoặc vàng. Nếu đã có cá chép giấy thì không cần mua cá sống. Bạn cũng nên thả cá chép trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) để ông Công ông Táo kịp về chầu trời.
Năm 2019, cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?
Năm nay, ngày 23 tháng Chạp vào đúng thứ Hai, nhiều gia đình thắc mắc không biết có thể cúng ông Công ông Táo trước ... |
Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và trang trọng nhất
Mời tham khảo những mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp đầy đủ và trang trọng nhất. |
Giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Theo chuyên gia phong thủy, năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là trong khung giờ 9 ... |
Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
Là tĩn ngưỡng dân gian có từ lâu đời, lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị thành tâm và ... |
Giáo dục 09:48 | 28/01/2019
Thời sự 08:00 | 27/01/2019
Thời sự 05:14 | 27/01/2019
Thời sự 02:32 | 27/01/2019
Lối sống 12:10 | 25/01/2019
Lối sống 12:08 | 25/01/2019
Thời sự 04:45 | 25/01/2019
Thời sự 03:28 | 25/01/2019