![]() |
Ông Cương bên vườn dâu của gia đình. Ảnh: Trang Anh |
Mặc dù đã trải qua 72 mùa ngô, nhưng ông Đặng Cương (72 tuổi, trú tại xã An Phú, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) vẫn tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn đầu tư trồng giống dâu tây New Zealand để làm giàu.
Ông Cương chia sẻ, thời gian trước do đất đai cằn sỏi đá nên ông chỉ có thể trồng được các loại rau củ để bán ra thị trường. Tuy nhiên, công sức bỏ ra nhiều nhưng thu nhập lại chẳng được bao nhiêu. Do đó, ông đã tìm tòi trên mạng, phương tiện truyền thông và nhận thấy giống dâu tây New Zealand mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vào một lần tình cờ ghé thăm mảnh đất Đà Lạt, xứ sở của dâu tây ông bắt gặp rất nhiều hộ gia đình trông dâu vừa để bán vừa để làm du lịch. Tại đây, ông bắt đầu nảy sinh ý định đưa giống dâu tây từ Đà lạt về trồng thử nghiệm ở phố núi Gia Lai. Tuy nhiên khi mang về trồng, những cây dâu chỉ sống được vài hôm là bị héo dần rồi chết. Không chịu từ bỏ, sau nhiều lần dâu chết ông đã mang giống dâu từ Đà Lạt đi cấy, ghép để nhân giống ra cây con.
![]() |
Những luống dâu sai trái cho thu nhập không nhỏ đối với gia đình ông. Ảnh: Trang Anh |
Ông Cương chia sẻ, để trồng được dâu tây trước tiên phải tìm tòi và hiểu rõ được đặc tính của cây.
“Trước khi trồng dâu tây tôi lấy xơ dừa để tạo độ ẩm, xốp cho đất. Đến khi gần trồng tiếp tục tăng cường phân chuồng, tuyệt đối không được dùng phân hóa học để bón cho cây.
Để cho cây không mắc sâu bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nên sử dụng các chế phẩm hữu cơ như: Nano Bạc, Nano Đồng...”, ông Cương chia sẻ.
Trải qua 2 năm kiên trì nhân giống, những cây dâu con của ông bắt đầu thích nghi với đất và khí hậu Gia Lai nên đã sống và phát triển. Giờ đây, với khu nhà kính hơn 1.000 m2 được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, giàn lưới che và các trụ ống nước ông Cương đã trồng hơn 11.000 gốc dâu tây.
![]() |
Biết bao công sức bỏ ra, cụ ông tuổi xế chiều đã thu được thành quả không nhỏ. Ảnh: Trang Anh |
Theo ông Cương, không chỉ giống dâu tây mẹ phải tốt, nhà kính để trồng dâu phải được che chắn một cách đảm bảo nhất.
“Gia đình tôi sử dụng lưới Nhật để che chắn cho dâu, bởi loại lưới này chắc chắn và rất bền. Chứ sử dụng lưới che bình thường, chỉ một thời gian ngắn sẽ bị mục nát khiến các loại côn trùng, sâu bệnh dễ xâm nhập gây hại cho cây”, ông Cương chia sẻ.
Được biết, một cây dâu tây có tuổi đời khoảng hơn một năm, trong khoảng thời gian này có thể thu được 5 - 6 lứa. Hiện nay, mỗi ngày ông Cương thu được khoảng 15 - 20 kg dâu tây bán ra thị trường, mang lại thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng.
Ngoài việc bán dâu tây thành phẩm rất nhiều người tìm đến vườn dâu này để mua cây giống với giá 200.00 đồng/kg, có thời điểm không đủ hàng để cung ứng.
Ngoài ra, ông Cương còn cấy dâu tây vào chậu để bán cho khách hàng làm cây cảnh. Đồng thời những trái dâu nhỏ, móp méo được tận dụng để ủ với đường làm rượu.
![]() |
Ông Cương bên thành quả đạt được của mình. Ảnh: Trang Anh |
![]() |
Hoa đào xứ bắc thắm sắc Tây Nguyên
Mảnh đất Tây Nguyên thường được người dân biết đến với cái nắng, cái gió với những sắc vàng của hoa mai, cúc chào đón ... |
![]() |
Tây Nguyên: Cây cảnh cháy hàng những ngày cận Tết nguyên đán
Mặc dù còn hơn một tuần nữa mới đến Tết nguyên đán 2018, tuy nhiên nhiều loại cây cảnh được bày bán ở Tây Nguyên ... |