Cúng Tết Dương lịch 2023: Mâm cúng, cách cúng, văn khấn

Vào dịp Tết Dương lịch, các gia đình thường tất bật chuẩn bị cho việc cúng bái thần linh, tổ tiên với mong muốn gặp những điều tốt lành khi bước sang năm mới. Cùng tham khảo cẩm nang cúng Tết Dương lịch 2023 sau đây để lễ cúng diễn ra một cách trọn vẹn nhất.

I. MÂM CÚNG TẾT DƯƠNG LỊCH 

Ảnh: Thư Nguyễn 

Những ngày đầu năm mới được xem là thời khắc linh thiêng nhất của đất trời. Vào thời điểm này, các gia đình sẽ cùng nhau tổ chức lễ cúng bái thần linh, tổ tiên với mong ước trong năm mới có được nhiều điều may mắn, sức khỏe và thành công trong cuộc sống lẫn sự nghiệp. 

Theo đó, mâm cúng Tết Dương lịch sẽ được chuẩn bị một cách tươm tất, thịnh soạn để dâng lên thần linh, ông bà tổ tiên. Việc sửa soạn mâm cúng như thế này thể hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn” với tấm lòng hiếu kính của con cháu dành cho những người đã khuất. 

1. Mâm cúng Tết Dương lịch gồm những gì? 

Dù mâm cỗ chay hay cỗ mặn thì bạn cũng đều cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, bày trí cẩn thận, tỉ mỉ với những món ăn được chế biến tinh khiết và đầy đặn. Từ đó cho thấy được sự trang nghiêm cũng như lòng kính trọng của gia chủ dành cho các vị thần linh và ông bà tổ tiên. 

Trong mâm cúng Tết Dương lịch, chủ nhà chuẩn bị các món ăn không cần quá cầu kỳ. Đồng thời, số lượng món ăn trong mâm cỗ chay/mặn đều không có cố định, phụ thuộc vào điều kiện gia đình. Quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng thiện của gia chủ. 

Thông thường, mâm cúng Tết Dương lịch Quý Mão 2023 thường sẽ có những món ăn cơ bản như sau:

Các món ăn trong mâm cỗ cúng mặn:

- 1 đĩa gà luộc

- 1 đĩa bánh chưng (hoặc bánh tét)

- 1 đĩa  trái cây ngũ quả 

- 1 đĩa chân giò heo luộc

- Các món ăn thường ngày trong gia đình như thịt bò xào cần tây, miến xào hải sản, rau củ xào thập cẩm,...

Các món ăn trong mâm cỗ cúng chay:

- 1 đĩa trái cây ngũ quả 

- 1 đĩa bánh chưng (hoặc bánh tét) nhân chay

- 1 đĩa xôi 

- Các món chay thường ngày như canh thập cẩm chay, bún xào chay, chả giò chay đậu xanh,... 

Tùy thuộc vào văn hóa, phong tục của các vùng miền mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị các vật phẩm trên mâm cúng khác nhau. Qua đó, những lễ vật cơ bản cần có trên mâm cúng Tết Dương lịch như sau: 

- Hương hoa

- Giấy tiền vàng mã

- Đèn, nến, 

- 1 đĩa trầu cau

- 1 hoặc 3 chén rượu, trà

Mâm cúng Tết Tây được bày trí khá đơn giản không cầu kỳ như mâm cúng vào dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, gia chủ chỉ cần sắp xếp các món ăn, lễ vật như mâm cơm gia đình hàng ngày. 

Lưu ý: Trước khi cúng, bạn cần thắp ba nén nhang, vái lạy ba lần rồi đọc văn cúng. Sau đó, đợi nhang cháy hết thì chủ nhà mới có thể hạ mâm để hưởng lộc cùng với các thành viên trong gia đình. 

2. Gợi ý những mâm cúng Tết Dương lịch đơn giản, dễ làm

Để thực hiện các mâm cỗ dâng lên ông bà, tổ tiên của mình đầy đủ nhưng không kém phần đa dạng các món ăn, cùng tham khảo những mâm cỗ cúng chay và mặn qua phần dưới đây:

STT

Mâm cúng mặn 

Mâm cúng chay 

1

Gà luộc

Chả giò tôm thịt

Thịt đông

Canh giò heo hầm măng

Dưa hành

Bánh chưng

Bánh tét nhân thịt chay

Thịt kho tàu chay

Bò kho chay và bánh mì

Canh khổ qua dồn đậu hũ chay

Rau củ xào chay

2

Gà luộc

Canh sườn rau củ

Bánh chưng

Nem rán

Dưa món

Nộm su hào cà rốt

Giò thủ

Sườn non chay chiên nước mắm

Canh thập cẩm chay

Bì cuốn chay

Cà ri chay và bánh mì

Bún xào chay

Chả giò chay đậu xanh

3

Thịt kho tàu

Bánh tét

Dưa hấu

Canh khổ qua nhồi thịt

Gỏi ngó sen tôm thịt

Súp chay thập cẩm

Chả giò chay khoai lang

Chả đùm chay

Sườn chay rim nước dừa

Cơm chay lá sen

4

Gà ủ muối

Xôi gấc

Chả ram

Thịt kho trứng

Rau củ xào

Canh rau củ sườn non

Canh đu đủ chay nấm rơm

Mì xào chay

Lagu chay và bánh mì

Sườn xào chua ngọt chay

Chả lụa chay

Thịt đông chay

5

Bánh tét

Canh khổ qua nhồi thịt

Gỏi tai heo hành tây

Thịt bò rim

Dưa hấu

Chả giò bắp chay

Bóng cá chay chiên giòn

Cơm chiên chay

Thịt nướng chay và bánh hỏi

Canh đu đủ lá lốt chay

II. HƯỚNG DẪN DỌN DẸP BÀN THỜ CÚNG TẾT DƯƠNG LỊCH ĐÚNG CÁCH

Ảnh: Thư Nguyễn 

Trong văn hóa của người Việt Nam, bàn thờ được xem là nơi linh thiêng, tôn kính nhất và thường đặt ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà. Chính vì thế, khi lau dọn bàn thờ ngày Tết bạn phải hết sức cẩn thận để tránh phạm tâm linh. Nếu như bạn không làm đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc và vận may trong gia đình. 

Do đó, hãy cùng tham khảo cách dọn dẹp bàn thờ cúng Tết Dương lịch sau đây để tránh bất kính, mạo phạm đối với các vị thần linh, ông bà gia tiên: 

1. Cách dọn dẹp bàn thờ gia tiên 

Dọn dẹp bàn thờ cuối năm là một trong những việc làm quan trọng với hầu hết các gia đình Việt. Theo đó, người lau dọn bàn thờ tốt nhất là gia chủ, người không bị thương hoặc phụ nữ không trong kỳ. 

Để hiểu rõ và biết cách lau chùi bàn thờ như thế nào là đúng lễ nghi, cùng tham khảo các dọn dẹp bàn thờ trong phần dưới đây: 

Chuẩn bị vật dụng

Gia chủ cần chuẩn bị khăn sạch và những vật dụng lau dọn dùng riêng cho bàn thờ. Đồng thời hãy pha loãng rượu trắng với nước và gừng trong một cái thao để tiến hành dọn dẹp bàn thờ. 

Lưu ý: Nếu nhà bạn có tượng phật, ảnh phật thì tốt nhất không nên dùng rượu để lau chùi mà chỉ nên dùng nước ấm để làm sạch.

Thắp hương xin phép gia tiên 

Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, việc cần làm trước tiên chính là chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo và xin phép tổ tiên cho phép bao sái.

Song song đó, bạn cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn bên trên có phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến và đồ trang trí trên bàn thờ. Sau đó, bắt đầu đọc văn khấn theo mẫu như sau: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là: ..................

Ngụ tại: ..................

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ .................. tại .................. (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày .................. năm .................. , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ .................. chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lưu ý: Trường hợp gia đình bạn có cả bài vị thần linh và bài vị gia tiên thì cần phải đặt riêng, không được đặt cùng nhau. Đồng thời, bạn phải đợi hương tàn hết thì mới bắt đầu tiến hành dọn dẹp.

Tiến hành lau dọn bàn thờ 

Bước 1: Hạ các đồ muốn lau dọn xuống rồi để ngay ngắn tất cả trên chiếc bàn to phủ vải song không được để lung tung. 

Bước 2: Dùng khăn sạch đã được ngâm trong rượu và lau toàn bộ các đồ thờ. 

Bước 3: Sử dụng khăn khô lau lần lượt từng món rồi phải xếp lại một cách ngay ngắn và trang nghiêm (Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được hạ và di chuyển bát hương, đồng thời không lau các vật dụng trực tiếp trên bàn thờ).

Bước 4: Rửa tay thật sạch bằng rượu gừng trước khi thực hiện lau dọn bao sái, rút tỉa chân hương. 

Bước 5: Dùng một tay giữ chặt bát hương xuống để tránh làm cho bát hương bị xê dịch. 

Bước 6: Sử dụng khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương.

Bước 7: Dùng hai tay để rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1,3,5,7 và 9. Trong đó, bát hương thần linh nên để lại 5 chân hương còn những bát hương khác để lại ba chân hương. 

Bước 8: Lấy một chiếc khăn sạch khô để lau dọn tàn từ của chân hương cũ rơi xuống.

Bước 9: Dùng khăn đã ngâm rượu và gừng lau dọn một lần nữa xung quanh bát hương, sau đó dùng khăn khô lau hết toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ. 

Bước 10: Sử dụng một chiếc khăn sạch khác đã ngâm rượu rồi lau lại toàn bộ bàn thờ. 

2. Cách đặt lại đồ thờ lên bàn thờ gia tiên 

Hoàn tất việc lau dọn bàn thờ thì sẽ đến công đoạn đặt lại đồ thờ lên bàn thờ gia tiên. Thế nhưng, bạn cần làm lễ theo các bước sau đây trước khi đặt lại đồ thờ trở về chỗ cũ. Trong đó: 

Bước 1: Dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu rồi hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải.

Bước 2: Đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên.

Bước 3: Cắm 12 que hương theo thứ tự hướng thời gian với que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, que thứ hai cắm ở vị trí 2h, que thứ ba cắm ở vị trí 3h,... khi cắm thì đọc "niên niên thị hảo niên", tức mỗi năm đều là năm tốt.

Bước 4: Đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, đồng thời thay nước, thay chum gạo muối (nếu có) và khấn xin thỉnh các Ngài về để báo cáo con đã xong việc. 

Bước 5: Thắp ba nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa sau khi đã đặt lại đồ thờ.

3. Nguyên tắc khi lau dọn bàn thờ gia tiên 

Khi lau dọn bàn thờ gia tiên cuối năm, bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc quan trọng sau đây để tránh làm phật lòng thần linh, ông bà tổ tiên đồng thời còn mang lại nhiều điều cát lành cho các thành viên trong gia đình: 

Không nên làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ

Những đồ thờ cúng được coi là các món đồ rất linh thiêng, bởi đồ thờ thể hiện sự thành kính của con cháu đối với gia tiên. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ, tốt nhất là hãy cẩn thận tránh làm đổ vỡ. Theo quan niệm dân gian, sự đổ vỡ được coi là điềm không tốt lành, gây ra nỗi bất an và lo sợ những điều xui rủi có thể xảy đến trong năm mới. 

Không nên dịch chuyển bát hương 

Bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, đồng thời còn là sợi dây vô hình liên kết giữa cõi âm với cõi trần. Nếu di chuyển bát hương một cách bừa bãi thì có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy, từ đó gây ra nhiều tai ương cho gia chủ khi lòng thành không được chứng giám. Hơn thế, con cháu có thể gặp những điều không may trong chuyện học hành, công việc. 

Không nên tỉa hết chân hương, đổ tro trong bát hương ra ngoài 

Theo các chuyên gia, rút hết chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài là cách làm sai hoàn toàn. Điều này vừa làm xê dịch bát hương, vừa gây “tán tài” khi tro đổ ra ào ạt. Theo đó, cách tỉa chân hương đúng là một tay giữ bát hương, một tay rút các chân hương thật nhẹ nhàng để không làm tung tóe tro, đồng thời còn mang lại vận may cho gia đình. 

Không nên sử dụng các vật dụng đã qua sử dụng 

Chổi, khăn lau bàn thờ chuyên dùng hoặc dùng khăn, chổi mới là những vật dụng cần thiết khi tiến hành lau dọn bàn thờ. Bạn không nên sử dụng khăn, vải, chổi đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày vì chúng mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm cho nơi thờ cúng.

III. VĂN KHẤN TẾT DƯƠNG LỊCH 

Ảnh: Thư Nguyễn

Trước khi tiến hành nghi lễ cúng Tết Dương lịch, bạn cần tham khảo mẫu văn khấn chuẩn sau đây để lời khấn được chính xác và thành tâm nhất. Dưới đây là bài văn khấn cúng Tết Dương lịch 2023 theo tập Văn khấn Cổ truyền Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Một số điều lưu ý khi thực hiện đọc văn khấn đó là dọn dẹp bàn thờ tinh tươm, người đọc cần ăn mặc lịch sự và tắm rửa sạch sẽ. Đồng thời, người đọc văn khấn cần thành tâm và không nên cãi vã, to tiếng nhau, bởi việc này sẽ làm ảnh hưởng đến hòa khí của gia đình.

1. Bài văn khấn cúng thần linh

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con kính lạy chín phương Trời, lạy Chư Phật mười phương.

Lạy Đức Đương lai hạ sinh ra Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Phật, Hoàng thiên Hậu Thổ.

Con lạy các Chư vị Tôn thần.

Kính cẩn báo rằng, tín chủ chúng con là: ..................

Nay ngụ tại: ..................

Hôm nay là ngày .................., tức ngày mùng 1 tháng giêng năm 2023 theo dương lịch. Mừng năm mới sang, chúng con sửa biện hương hoa, bày mâm cỗ nhỏ dâng lên trước án cúng các Ngài. Với lòng thành chúng con cúi xin đức Tôn thần giáng lâm để thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin Ngài phù hộ cho gia chủ chúng con sức khỏe dồi dào, tấn tài tấn lộc, gặp mọi điều may mắn. Năm mới sang cầu cho gia chủ chúng con vạn điều như ý, tai qua nạn khỏi, điều dữ hóa lành, bình an thỏa nguyện. Chúng con thành tâm cầu xin, mong các Ngài chứng giám!

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Sau đó cúi lạy 3 lần

2. Bài văn khấn cúng tổ tiên 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con kính lạy chín phương Trời, lạy Chư Phật mười phương.

Lạy Đức Đương lai hạ sinh ra Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Phật, Hoàng thiên Hậu Thổ.

Con lạy các Chư vị Tôn thần

Kính cẩn báo rằng, tín chủ của chúng con là: ..................

Nay đang ngụ tại: ..................

Hôm nay là ngày .................., tức ngày mùng 1 tháng giêng năm 2023 theo dương lịch. Nhân ngày đầu năm mới, tín chủ chúng con cùng toàn thể gia đình, con cháu trong nhà sửa biện lễ vật, bày hương hoa trà nước, thắp nén hương với lòng thành kính xin dâng lên trước án.

Tín chủ chúng con có lời mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, các cụ Cao Tằng Tổ Tỷ, các Bá Thúc, các Đệ huynh cùng toàn thể cô dì, tỷ muội, các vị nam nữ tử tôn các bên nội ngoại giáng lâm thụ hưởng lễ vật.

Với lễ bạc lòng thành nay chúng con cầu xin các cụ thương con xót cháu mà phụ hộ độ trì cho gia đình chúng con một năm mới dồi dào sức khỏe, mọi điều hanh thông, sự nghiệp phát triển. Con cầu xin cho mọi tháng bình an, điều lành ở lại điều dữ qua đi, vạn sự đều tốt lành.

Chúng con bằng tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con Nam Mô A Di Đà Phật! 

Sau đó cúi lạy 3 lần

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.