Cuộc gặp gỡ định mệnh đưa cô bé hát rong trở thành ngôi sao cải lương

Cuộc gặp gỡ với Cô Năm Cần Thơ đã thay đổi cuộc đời của Út Bạch Lan, từ cô bé hát dạo trở thành nghệ sĩ sáng chói trên sân khấu cải lương

Những người hiểu và theo dõi suốt chặng đường gắn bó với nghệ thuật của nghệ sĩ Út Bạch Lan đều có chung nhận xét rằng, bà là minh chứng cho nguyên tắc “hữu xạ tự nhiên hương”. Bằng tiếng hát trời phú của mình mà Út Bạch Lan đã khiến cho mọi người xiêu lòng đến mức một ngôi sao sáng nhất trong giới nghệ thuật miền Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước đã phải lặn lội đến tìm bà để… mời đi hát.

Nổi tiếng nhờ hát rong

Dù là hát rong nhưng giọng hát của Út Bạch Lan đã khiến cho nhiều người si mê đến mức còn mời hát riêng cho mình cả nửa ngày rồi sau đó trả thù lao bằng cả tuần đi hát dạo. Tuy nhiên, Út Bạch Lan và anh Vỹ Văn chỉ muốn đi lang tháng khắp con phố, ca những bài hát mà mình yêu thích để nhiều người có thể nghe được…

cuoc gap go dinh menh dua co be hat rong tro thanh ngoi sao
Chân dung Út Bạch Lan khi đã trở thành nghệ sĩ nổi tiếng

Sau này, khi kể lại quãng thời gian đi hát dạo, Út Bạch Lan tâm sự, những gì mà bà và anh Văn Vỹ trải qua trong quãng thời gian này chẳng dễ dàng chút nào. Có khi đi cả nửa ngày cũng không có được đồng nào, anh em đói quá những vẫn cố đánh đàn rồi ca vì nếu dựng lại thì coi như ngày hôm đó phải nhịn đói.

Rồi cũng có khi vì được mọi người cho nhiều tiền quá mà đám ma cô đã tổ chức vây lại rồi cướp của hai anh em. Bị cướp tiền, anh Văn Vỹ phản kháng thì ngay lập tức bị đám ma cô bao vây đánh túi bụi, Út Bạch Lan lúc đó chỉ có thể đứng ngoài khóc lóc van xin…

Một trong những chuyện mà không nhiều người biết đó là nhờ giọng hát “hơn người” mà dù đi hát dạo nhưng cứ đến thứ 7 hàng tuần, vào đầu giờ chiều, Út Bạch Lan và anh Văn Vỹ vẫn phải cầm đàn đi lên khu chính quyền quản lý ở quận 1 để hát phục vụ cho một vị quan chức rất lớn thời đó. Người này rất mê cải lương và có dặn Út Bạch Lan rằng, nếu có bất cứ trở ngại nào thì cứ nói…

Nhưng có lẽ, với cá tính của một con người vốn tự lập từ lúc nhỏ, Út Bạch Lan đâu có nghĩ đến việc sẽ nhờ quan lớn giúp đỡ. Bà và anh Văn Vỹ cứ thế miệt mài ngày này qua tháng khác đi hát dạo khắp các ngả phố ở Sài Gòn và lâu dần những người yêu cải lương nhớ đến hai con người này như tìm đến vọng cổ chân chính.

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Hát dạo mà khiến người ta truyền miệng nhau khen tấm tắc thì có lẽ đến nay sẽ chẳng ai vượt qua được Út Bạch Lan và Văn Vỹ. Sự nổi tiếng của hai con người này đã không chỉ dừng lại ở Sài Gòn nữa mà nó đã vươn tới những vùng xa xôi hơn và xuống đến tận Tây Đô-Cần Thơ.

Thủa đó, miền Nam, giới nghệ sĩ nổi tiếng nhất phải kể tới Cô Năm Cần Thơ. Cô Năm vốn là một người ca vọng cổ cự phách và chỉ chuyên hát phục vụ cho các quan lớn, những bậc đại hào, phú hộ. Cô Năm đi đâu là có người đi theo bảo vệ tới đó.

Thập kỷ 50, giọng hát của Cô Năm phủ khắp trên đài phát thanh và nó trở thành một chương trình xuyên suốt, cứ đến giờ lại phát. Có thể nói Cô Năm là một trong những người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong giới cải lương ở miền Nam thời đó.

cuoc gap go dinh menh dua co be hat rong tro thanh ngoi sao
Chân dung Cô Năm Cần Thơ

Một lần bất chợt, Cô Năm Cần Thơ đi ăn ở một nhà hàng nằm sát mép chợ Lớn, bất ngờ với việc mọi người xung quanh cứ tấm tắc khen ngợi giọng hát của một cô gái còn nhỏ tuổi nhưng ca rất có hồn, có tầm.

Cô Năm tò mò và hỏi mọi người thì được biết cứ đầu giờ sáng là cô bé đó sẽ cùng anh trai mình đi lang thang quanh khu vực chợ Bình Tây. Vậy là sáng ngày hôm sau, Cô Năm lặng lẽ ra chợ Bình Tây rồi ngồi ở một góc nhỏ lắng nghe giọng ca của Út Bạch Lan.

Bằng cảm nhận của mình, Cô Năm Cần Thơ tin rằng, Út Bạch Lan là giọng hát trời phú hiếm có. Ngay lập tức Cô Năm tiếp xúc với anh em Út Bạch Lan và mời cả hai người về Đài phát thanh hát thử.

Ngay lần đầu đi thử giọng hát, Út Bạch Lan đã khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy bất ngờ với khả năng của mình. Khi mà Út chưa ca hết một khúc, Cô Năm và mọi người ở Đài phát thanh đã cùng nhất trí sẽ ký hợp đồng và từ đó, trong bản đồ nghệ thuật ở miền Nam đã có cái tên Bạch Lan.

Cuộc gặp gỡ với Cô Năm Cần Thơ rồi sau đó được ký hợp đồng với Đài phát thanh đã trở thành bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời Út Bạch Lan. Từ chỗ là một cô bé đi hát dạo vỉa hè, Út đã bước lên sân khấu với vị thế của một giọng hát đầy triển vọng.

Còn tiếp

chọn
Đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển qua huyện Nam Trực sau 16 tháng thi công
Tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển đang xây dựng qua huyện Nam Trực thuộc địa bàn các xã Nam Cường, Hồng Quang, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng và Nam Thanh.