Theo quy trình mà HĐXX đã công bố vào chiều qua (10/1), sáng nay, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư tham bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo và những người tham gia tố tụng.
Trong phiên tòa chiều 10/1 trước đó, HĐXX, đại diện VKS đã tiến hành thẩm vấn các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà và một số bị cáo khác để làm rõ khoan vay 1.800 tỷ đồng tại Sacombank.
Theo đó, 6 bị cáo được Danh nhờ đứng tên thành lập các công ty để lấy pháp nhân vay vốn đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, các bị cáo này cho biết, các bị cáo chỉ được chỉ định ký vào các giấy tờ, hồ sơ vay vốn chứ không biết nội dung, số tiền cũng như mục đích trong đó là gì.
Các bị cáo với chức vụ giám đốc của các công ty vay vốn này đều là nhân viên bảo vệ, giữ xe,... của tập đoàn Thiên Thanh.
Tại phiên tòa, các bị cáo Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng đều thừa nhận có tham gia trong việc tạo lập các hồ sơ vay vốn của 6 công ty. Tuy nhiên, Phan Minh Tùng cho rằng, bị cáo chỉ làm phần hồ sơ, cụ thể là công ty Nhất Nhất Vinh, chứ không làm 6 công ty. Số liệu chính do anh Khương cung cấp. Bị cáo lấy mẫu trên mạng để làm báo cáo tài chính.
Bị cáo Viễn cũng cho rằng, bị cáo chỉ làm đơn vay vốn cho phương án, ngoài ra các bị cáo khác thì bị cáo không biết.
Về vấn đề này, Phạm Công Danh thừa nhận sai phạm của mình. Ông Danh cho biết, sau khi Sacombank tiến hành giải ngân số tiền 1.800 tỷ đồng cho 6 công ty mà Danh mượn pháp nhân, ông Danh đã dùng để trả 1 khoản nợ cho BIDV. Còn số tiền còn lại, Danh không nhớ do thời gian đã lâu và mà sức khỏe yếu.
Cũng tại phiên tòa, HĐXX và VKS tiếp tục thẩm vấn 1 số người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm rõ số tiền 1.800 tỷ đồng trên.
Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 9/1: Ông Danh và Trầm Bê được ‘đặc cách’ ngồi trong phòng chăm sóc sức khỏe
Ngày 9/1, TAND TP HCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước ... |
Phiên tòa sáng nay kết thúc, 14h chiều nay sẽ tiếp tục xét xử.
Ông Phan Huy Khang
Sau khi ông Trầm Bê đồng ý chủ trương cho ông Danh vay tiền, ông Khang giao cấp dưới thực hiện. Trong quá trình giải quyết cho vay, ông Trầm Bê chỉ xem xét hạn mức cho vay, còn việc xem xét hồ sơ là của ông Khang. Nếu có vấn đề gì bất thường sẽ báo cáo ông Trầm Bê để giải quyết. “Khi nhận hồ sơ từ cấp dưới chuyển lên, tôi không thấy hồ sơ có gì bất thường”, bị cáo Khang nói.
Xác nhận tại tòa, ông Phan Huy Khang khẳng định rằng, các khoản vay mà Sacombank ký là cho các công ty vay chứ không phải các nhân ông Danh.
Về quá trình làm hồ sơ cho 6 công ty vay, bị cáo Khang cho rằng nhân viên Sacombank đã thực hiện đầy đủ và đúng quy trình. Những hồ sơ cho vay được giao cho các bộ phận chuyên của ngân hàng xem xét.
Ông Danh xác nhận lời khai của Khang và Trầm Bê là đúng
Luật sư hỏi: Ông có nói cho ông Trầm Bê biết mục đích vay tiền là trả nợ không?
Phạm Công Danh: Tôi có trình bày cho ông Trầm Bê là các công ty con đang có nhu cầu vay tiền để kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo suy nghĩ chủ quan của tôi là ông Trầm Bê không biết, chứ thực chất ông Trầm Bê biết hay không thì tôi không biết.
Trong quá trinh xét hỏi, Phạm Công Danh tỏ ra khá mệt mỏi. |
Tại phiên tòa, nhiều lần HĐXX nhắc nhở các luật sư không đặt những câu hỏi mang tính suy luận và mang tính chủ quan đối với các bị cáo. Đồng thời, HĐXX cũng cho phép các bị cáo có quyền từ chối câu hỏi của luật sư nếu không trả lời được.
Theo ông Phan Huy Khang, tổng cổng ông gặp ông Danh 3 lần
Lần 1, ông Danh đến gặp ông Trầm Bê trước rồi mới xuống gặp ông Khang. Trong khoản vay của các công ty thì có định mức xét duyệt, xem xét quyền hạn rồi mới giao cho bị cáo thì bị cáo triển khai theo quy định.
Trong lần gặp thứ 2 thì ông Danh gặp bị cáo trước. Với vai trò là TGĐ thì gặp ông Danh hay những người khác là công việc rất bình thường của bị cáo vì đó là bản chất công việc của bị cáo.
"Lần gặp này anh Danh chính thức đề nghị vay từ 1300- 1800 tỷ đồng cho các công ty và bảo đảm bởi tài sản là tiền gửi của VNCB tại ngân hàng", ông Khang cho biết.
Lần gặp thứ 3: Sau khi đề xuất cụ thể của Danh thì bị cáo có báo cáo cho lãnh đạo. Lãnh đạo chỉ đạo làm theo quy đinh: “đúng thì làm”, nếu không đúng thì báo cáo lại chứ không có bàn bạc gì.
"Khi anh Bê giao nhiệm vụ cho tôi, tôi thấy đúng thì mới triển khai. Chúng tôi thấy hợp lý thì cho vay, chứ anh Bê không áp đặt chúng tôi phải cho Danh vay", ông Khang trả lời.
Luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng hỏi ông Trầm Bê
Ông Trầm Bê cho biết, khi gặp Danh lên bàn bạc, đặt vấn đề vay. Tôi nói sẽ đồng ý nếu đáp ứng được điều kiện của Sacombank và có tài sản bảo đảm thì ông Danh đồng ý. Sau đó, ông Trầm Bê dẫn ông Danh đến gặp ông Phan Huy Khang.
"Quy trình vay vốn thì hạn mức của ai người đó chịu trách nhiệm. Hơn 150 tỷ là hạn mức của tôi đến 1800 tỷ đồng. Nếu trên 1800 tỷ phải trình HĐQT, vì vậy Danh mới gặp tôi trước để tránh gặp rắc rối. Nếu xem xét hợp lý thì tôi đồng ý", ông Trầm Bê nói.
Phan Thành Mai
Trong khoản tiền vay của Sacombank, trang 6 cáo trạng có 1 số khoản tiền. Theo bị cáo biết thì số tiền đó dùng để chăm sóc khách hàng và có 1 số chứng từ. Có 1 số khoản tiền khác là dùng trả cho BIDV Hải Vân.
Đại diện sacombank
Luật sư hỏi: Khang nói rằng đã thanh toán hợp đồng và trả lại số tiền dư cho VNCB nhưng trong tài liệu không thấy, cáo trạng cũng không nêu việc đã trả lại cho VNCB. Vậy phía ngân hàng có chứng cứ gì để khẳng định việc này?
Trả lời luật sư đại diện ngân hàng Sacombank cho rằng đây chỉ là suy đoán của luật sư, vấn đề trong lúc hợp đồng phía Sacombank đã xem xét. Về chứng cứ, phía ngân hàng thấy không liên quan nên không trả lời.
Phiên tòa quay lại làm việc
Luật sư Hà Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi Phan Huy Khang
VNCB ký hợp đồng tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhanh Trần Hưng Đạo và quận 8. Nội dung trong hợp đồng bị cáo không nhớ rõ.
Theo ông Khang, sau khi các bên có liên quan không thực hiện đúng hợp đồng thì Sacombank đã thanh toán xử lý hợp đồng và xem xét số tiền còn dư đã trả lại cho VNCB.
Phiên tòa tạm nghỉ 15 phút
Luật sư Hải hỏi Phan Thành Mai:
Có phải mọi khoản cấp tín dụng, ngân hàng phải có tài sản bảo đảm mới được cấp tín dụng không?
Không cần thiết vì có nhiều trường hợp cho vay tín chấp.
Cơ sở nào nói không có tài sản bảo đảm vẫn được cấp tín dụng?
Khi cho vay tín chấp thì không cần tài sản bào đảm, pháp luật không cấm vấn đề này.
Trong quá trình xét hỏi, Phan Thành Mai xin lỗi các đối tác, đại diện ngân hàng khi bị cáo đã vô tình đưa mọi người liên quan đến phiên tòa hôm nay.
Luật sư Trần Minh Hải hỏi các đối tượng Phan Thành Mai, Phan Huy Khang về hành vi sai phạm tại Sacombank.
Theo bị cáo Phan Thành Mai, các tổ chức tín dụng như VNCB, Sacombank được phép gửi tiền qua ngân hàng.
Bị cáo Phan huy khang cho biết việc thực hiện tiền gửi giữa 2 ngân hàng là thực hiện bình thường và có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên khi luật sư hỏi Phan Huy Khang về thời hạn là hợp đồng tiền gửi thì Khang không nhớ. Sau đó, luật sư đã đưa một số giấy tờ thể hiện hợp đồng giữa VNCB và Sacombank là Hợp đồng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.
Trả lời luật sư, đại diện cơ quan giám định NHNN cho biết VNCB được phép gửi tiền tại các ngân hàng thương mại khác. Do đó, luật sư cho rằng,các giao dịch của VNCB thời điểm gửi tiền tại Sacombank, tpbank và bidv là hợp lý.
Hỏi về vấn đề tài sản bảo đảm của khoản vay, bị cáo Phan Thành Mai cho biết pháp luật không bắt buộc mọi trường hợp cho vay đều phải có tài sản đảm bảo.
Bị cáo Phạm Hoài Thanh, Phó Giám đốc Công ty Thạch Hà khai theo chỉ đạo của Nguyễn Việt Hà, Phạm Hoài Thanh liên hệ với Mai Hữu Khương để lấy thông tin của Tập đoàn Thiên Thanh; nhận khoản tiền 900 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua trái phiếu của 03 công ty: Công ty Thạch Hà; Công ty Minh Quang và Công ty An Lộc; ký họp đồng bán 300 trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng cho Quỹ Lộc Việt, sau đó, ký mua 300 trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng của Tập đoàn Thiên Thanh và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Bị cáo cho biết chỉ ký hợp đồng liên quan đến Quỹ Lộc Việt, còn các hợp đồng khác thì không. Bị cáo không được hưởng lợi từ hành vi này kể cả lương với chức vụ Phó giám đốc Công ty Thạch Hà.
Bị cáo Nguyễn Kim Cẩm Vân khai thời điểm làm vị trí kế toán có nhận thêm ủy thác đầu tư do công ty gặp khó khăn. Bà thừa nhận theo chỉ đạo của Nguyễn Việt Hà, Vân đã phối hợp với Hoàng Đình Quyết chuẩn bị hợp đồng quản lý danh mục đầu tư để Quỹ Lộc Việt thay mặt VNCB sử dụng số tiền ủy thác 903 tỷ đồng, chuyển 900 tỷ đồng cho Phạm Công Danh sử dụng. Việc làm thêm này không đc nhận thêm trợ cấp hay lương thưởng gì
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Việt Hà cho biết, việc lựa chọn khách hàng dự trên tiêu chí an toàn, thương hiệu tốt trên thị trường. Việc quyết định lựa chọn Tập đoàn Thiên Thanh làm khách hàng khá gấp rút do áp lực chỉ tiêu, cạnh tranh thị trường.
Hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Quỹ Lộc Việt với đại tín là ủy thác đầu tư chỉ định, Quỹ Lộc Việt đứng ở vị trí trung gian. Do đầu tư chỉ định nên rủi ro tài chính do phía Đại Tín chịu, phía Quỹ Lộc Việt không chịu trách nhiệm.
Bị cáo Hà khai chỉ đạo Thanh về việc nhận khoản tiền 903 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua bán trái phiếu của 03 công ty: Công ty Thạch Hà; Công ty Minh Quang và Công ty An Lộc; trực tiếp ký hợp đồng mua bán trái phiếu với tư cách là Phó Giám đốc công ty Thạch Hà và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; nhờ Vũ Viết Minh Quân, Giám đốc Công ty Minh Quang ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; chỉ đạo Phạm Hoài Thanh, Phó giám đốc Công ty Thạch Hà (Thanh cũng là nhân viên phân tích của Quỹ Lộc Việt ) ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyến 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh.
Luật sư Chu Thị Trang Vân (luật sư bào chữa cho Nguyễn Việt Hà) hỏi Phan Thành Mai
Mai khẳng định rằng có quen biết Nguyễn Việt Hà. Phần giao dịch qua quỹ Lộc Việt là giao dịch dân sự như những giao dịch mà bị cáo làm trước đây.
Luật sư hỏi, có phải quỹ Lộc Việt là đối tác đầu tiên mà ngân hàng chọn?
Trả lời luật sư, Mai cho biết, có đề xuất các công ty khác có chức năng tương tự, nhưng sau khi thống nhất HĐQT chọn Quỹ Lộc Việt là 1 trong 3 công ty đối tác.
Phiên toà bắt đầu
Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 10/1: Nhân viên bảo vệ, lái xe... bất ngờ được làm giám đốc
Ngày 10/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần thẩm vấn các ... |
Xử vụ Phạm Công Danh: Nhân viên quỹ Lộc Việt không biết Phạm Công Danh là ai
Sáng 10/1, TAND TP HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo ra xét xử sơ thẩm về tội “Cố ... |
Ông Trầm Bê: 'Không có vấn đề tư lợi trong quá trình cho Danh vay'
Theo bị cáo, đây không phải là hành vi cố ý làm trái quy định, không có tư lợi cá nhân, việc quen ông Danh ... |
Các bị cáo đuợc giải vào toà
Ông Danh được áp giải đến toà lúc 6h30 |
Theo quy trình mà HĐXX đã công bố vào chiều qua (10/1), sáng nay, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư tham bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo và những người tham gia tố tụng.
Trong phiên tòa chiều 10/1 trước đó, HĐXX, đại diện VKS đã tiến hành thẩm vấn các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà và một số bị cáo khác để làm rõ khoan vay 1.800 tỷ đồng tại Sacombank.
Theo đó, 6 bị cáo được Danh nhờ đứng tên thành lập các công ty để lấy pháp nhân vay vốn đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, các bị cáo này cho biết, các bị cáo chỉ được chỉ định ký vào các giấy tờ, hồ sơ vay vốn chứ không biết nội dung, số tiền cũng như mục đích trong đó là gì.
Các bị cáo với chức vụ giám đốc của các công ty vay vốn này đều là nhân viên bảo vệ, giữ xe,... của tập đoàn Thiên Thanh.
Tại phiên tòa, các bị cáo Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng đều thừa nhận có tham gia trong việc tạo lập các hồ sơ vay vốn của 6 công ty. Tuy nhiên, Phan Minh Tùng cho rằng, bị cáo chỉ làm phần hồ sơ, cụ thể là công ty Nhất Nhất Vinh, chứ không làm 6 công ty. Số liệu chính do anh Khương cung cấp. Bị cáo lấy mẫu trên mạng để làm báo cáo tài chính.
Bị cáo Viễn cũng cho rằng, bị cáo chỉ làm đơn vay vốn cho phương án, ngoài ra các bị cáo khác thì bị cáo không biết.
Về vấn đề này, Phạm Công Danh thừa nhận sai phạm của mình. Ông Danh cho biết, sau khi Sacombank tiến hành giải ngân số tiền 1.800 tỷ đồng cho 6 công ty mà Danh mượn pháp nhân, ông Danh đã dùng để trả 1 khoản nợ cho BIDV. Còn số tiền còn lại, Danh không nhớ do thời gian đã lâu và mà sức khỏe yếu.
Cũng tại phiên tòa, HĐXX và VKS tiếp tục thẩm vấn 1 số người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm rõ số tiền 1.800 tỷ đồng trên.
Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 9/1: Ông Danh và Trầm Bê được ‘đặc cách’ ngồi trong phòng chăm sóc sức khỏe
Ngày 9/1, TAND TP HCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước ... |
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018