Ông Trầm Bê: 'Không có vấn đề tư lợi trong quá trình cho Danh vay'

Theo bị cáo, đây không phải là hành vi cố ý làm trái quy định, không có tư lợi cá nhân, việc quen ông Danh không ảnh hưởng tới hành vị của mình. "Bị cáo xin nhận hết trách nhiệm nhưng cũng mong HĐXX xem xét lại" - ông Trầm Bê thành khẩn.
ong tram be khong co van de tu loi trong qua trinh cho danh vay
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 10/1 (Ảnh: N.Hoa)

Sáng nay 10/1, HĐXX tiến hành phần xét hỏi Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo.

Chủ tọa phiên tòa cho biết sáng nay nhận được đơn của các luật sư Trần Minh Hải, Bùi Hồng Trang bào chữa cho Phạm Công Danh thông báo tình hình sức khỏe của thân chủ. Trại T17 sẽ có báo cáo tình hình sức khỏe Phạm Công Danh tới HĐXX, kiến nghị trong phần xét hỏi bị cáo được ngồi trả lời nghe.

HĐXX bắt đầu phần thẩm vấn các bị cáo trong vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Xây dựng VN (VNCB) hơn 6.126 tỉ đồng.

Ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank) thừa nhận hành vi mà cáo trạng VKSND Tối cao nêu là đúng. Ông Trầm Bê thừa nhận ông Phạm Công Danh là khách hàng lâu năm (từ 4- 5 năm) từ khi ông Bê còn làm Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam.

Ông Trầm Bê biết ông Phạm Công Danh làm ở Tập đoàn Thiên Thanh và "sau này có nghe nói làm ở Ngân hàng Đại Tín". Ông Trầm Bê thừa nhận nếu đã là lãnh đạo ngân hàng thì phải quen biết nhau hết.

Ông Trầm Bê không nhớ khi nào Phạm Công Danh đặt vấn đề vay vốn. Khi ông đang làm Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng Tín dụng Ngân hàng Sacombank thì ông Danh sang bàn bạc, xin vay khoảng 2.000 tỉ đồng.

"Danh đặt vấn đề xin vay đến 2000 tỷ, tôi sẵn sàng đồng ý nhưng với điều kiện có tài sản bảo đảm là tài sản bất động sản, tài sản có giá trị cao, sổ tiết kiệm có chứng thư bảo đảm của ngân hàng", ông Trầm Bê nói.

"Bị cáo có suy nghĩ gì khi ông Danh là Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh, lãnh đạo ngân hàng mà phải đi vay tiền"?" - tòa hỏi.

"Tôi không cần suy nghĩ khi khách hàng có tài sản đảm bảo. Chủ tịch ngân hàng vẫn được phép đi vay ngân hàng khác; cũng chỉ là khách hàng bình thường, chỉ không được vay trong chính ngân hàng mình lãnh đạo" - ông Trầm Bê nói.

Ông Phạm Công Danh đáp ứng được điều kiện của Sacombank và ông Trầm Bê dẫn ông Danh đến gặp Tổng Giám đốc Sacombank là Phan Huy Khang xem xét, nếu hợp pháp thì cho vay.

Theo ông Bê theo quy định của pháp luật, điều kiện để cho vay là phải có tài sản, thu được vốn, phải có lợi nhuận, phải thẩm định phương án kinh doanh. Còn theo HĐXX, điều kiện tiên quyết đầu tiên cho vay là phải có phương pháp vay vốn. Ở đây bị cáo đã không xét đến yếu tố năng lực tài chính, phương án kinh doanh mà chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo để xét cho vay là đã vi phạm luật TCTD.

Với chức vụ của Trầm Bê chỉ được duyệt cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng. Khoản vay của VNCB cũng đã được tất toán mấy tháng trước khi cơ quan điều tra vào làm việc.

Ông Bê cho biết, nhận thức về điều kiện quyết định cho vay của TCTD là khác nhau, HĐXX cho biết sẽ xem xét lại điều này. Theo bị cáo, đây không phải là hành vi cố ý làm trái quy định, không có tư lợi cá nhân, việc quen ông Danh không ảnh hưởng tới hành vị của mình. "Bị cáo xin nhận hết trách nhiệm nhưng cũng mong HĐXX xem xét lại" - ông Trầm Bê thành khẩn.

Về căn nhà bị kê biên trên đường An Dương Vương, phường An Lạc, Bình Tân, ông Bê xin xem xét vì đây không phải là nhà của bị cáo, mà của chị gái. Còn nhà trên đường Hồng Bàng là nhà của ông, đang sửa chữa, chưa ở.

Cáo trạng nói về vai trò của ông Trầm Bê

Theo cáo trạng khi bị bắt vào tháng 8/2017, tại CQĐT, ông Bê khai giữa tháng 4-2013, ông Danh sang Sacombank gặp và đặt vấn đề vay khoảng 2.000 tỉ đồng. Ông có đồng ý cho vay nhưng phải có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tiền gửi. Sau đó, ông dẫn Danh xuống phòng làm việc của bị cáo Khang.

Tại đây, cả ba đi đến thống nhất việc Sacombank cho Danh vay từ 1.300 đến tối đa 1.800 tỉ đồng, nhưng phải có tài sản đảm bảo. Nhưng dù vậy sẽ phải trình lên HĐQT quyết định, sẽ mất thời gian và không thể cho vay ngay được. Hơn nữa, nếu trình lên HĐQT, sẽ có thể có nhiều ý kiến vì đây là khoản vay lớn. Vì vậy, ông Bê đã giao cho Khang tổ chức thực hiện việc cho ông Danh vay tiền.

Theo bị cáo này vì cho rằng Danh (khi đó là Chủ tịch HĐQT VNCB) không được phép vay tiền tại VNCB, nhưng có thể vay ở Sacombank nên ông đã đồng ý cho Danh vay với điều kiện phải có tài sản đảm bảo. Sau khi được đồng ý, ngày 19-4-2013, Danh chỉ đạo cấp dưới chuẩn bị nguồn tiền bảo lãnh, lập phương án kinh doanh, hồ sơ vay, theo yêu cầu của phía Sacombank.

Cấp dưới của ông Danh đã hoàn tất 6 bộ hồ sơ pháp nhân của 6 công ty, kèm bản phân chia vốn vay cho 6 công ty này. Ông Bê đã phê duyệt các khoản vay dù hồ sơ chưa đầy đủ. Quá hạn vay, 6 công ty không trả được nợ, Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB số tiền hơn 1.800 tỉ đồng. Điều tra bổ sung, CQĐT xác định lời khai trên của ông Bê phù hợp với lời khai của ông Danh...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.