Phiên tòa bắt đầu với phần phát biểu quan điểm của đại diện VKS. VKS cho rằng án sơ thẩm quy kết các bị cáo phạm tội là có cơ sở.
Đối với kháng cáo cho rằng nguyên nhân xảy ra vụ án do hành vi vi phạm pháp luật của bà Hứa Thị Phấn và các cá nhân điều hành tại ngân hàng Đại Tín, VKS cho rằng nguyên nhân một phần có sự yếu kém của ngân hàng Đại Tín nhưng đây không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến vụ án. Cấp sơ thẩm cũng đã xem xét đến nguyên nhân, bối cảnh phạm tội của các bị cáo.
Về ý kiến cho rằng việc tách vụ án ra thành hai giai đoạn làm hình phạt đối với các bị cáo nặng hơn, VKS cho rằng vụ án trong hai giai đoạn tuy cùng gây thiệt hại cho ngân hàng xây dựng. Tuy nhiên, vụ án giai đoạn 1 xử lý hành vi cố ý làm trái và vi phạm quy định về cho vay để rút tiền trực tiếp của CB ra sử dụng còn vụ án này xử lý hành vi cố ý làm trái trong việc sử dụng tiền gửi của CB để bảo lãnh trái pháp luật.
Đây các vụ án độc lập xử lý các hành vi độc lập, không phải cùng một quyết định khởi tố vụ án rồi tách ra thành hai vụ án khác nhau nên không làm tăng nặng TNHS của các bị cáo.
Về các kháng cáo của một số bị cáo xin hưởng án treo, giảm nhẹ hình phạt hay áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, VKS cho rằng hậu quả từ hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng, mức án ở cấp sơ thẩm là tương xứng với hành vi phạm tội nên không có cơ sở xem xét. Tuy nhiên, đối với bị cáo Trần Hiệp cung cấp hồ sơ đang bị bệnh ung thư giai đoạn 4 nên đề nghị HĐXX xem xét.
Về kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP.HCM về hình phạt của bốn bị cáo được cấp sơ thẩm cho hưởng án treo gồm: Nguyễn Thị Kim Vân, Hồ Thị Đi, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn An Vinh.
VKS cho rằng trong đại án VNCB giai đoạn 1 (xét xử năm 2016), bốn bị cáo này đều được tuyên hưởng án treo, nay tiếp tục bị xét xử về một tội khác nhưng vẫn được áp dụng án treo là vi phạm Nghị quyết 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán nên đề nghị không cho 4 bị cáo này hưởng án treo.
Bị cáo Danh tại tòa. (Ảnh: YC). |
Theo VKS, số tiền 4.500 tỉ Phạm Công Danh dùng tên một số cá nhân chuyển số tiền này về VNCB nhằm tăng vốn điều lệ cho VNCB nhưng nguồn gốc số tiền này là từ hành vi sai phạm; 4.500 tỉ đồng chưa được Ngân hàng nhà nước cho phép hạch toán tăng vốn điều lệ cho VNCB và đã được Danh sử dụng hết, nên không có cơ sở buộc ngân hàng CB trả lại cho Danh. Số tiền 4.500 tỉ đồng cũng không phải là vật chứng của vụ án nên không có cơ sở thu hồi.
Một số bị cáo như Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương,... đề nghị thu hồi thêm một số khoản tiền theo VKS là không có cơ sở xem xét.
Từ đó, VKS đề nghị về phần TNHS sửa án sơ thẩm theo hướng không cho bốn bị cáo Vân, Thành, Đi, Vinh hưởng án treo, giữ nguyên hình phạt đối với các bị cáo còn lại. Riêng đối với bị cáo Trần Hiệp (cựu thành viên HĐQT VNCB, giám đốc công ty TNHH MTV TMDV Phong Hiệp) đang bị bệnh hiểm nghèo nên đề nghị HĐXX xem xét.
Về trách nhiệm phần dân sự và xử lý vật chứng, đề nghị sửa án theo hướng không thu hồi số tiền 4.500 tỉ. Đối với số tiền khắc phục hậu quả hơn 6.000 tỉ của vụ án đề nghị HĐXX xem xét theo quy định của pháp luật để đảm bảo khắc phục tối đa hậu quả. Trong trường hợp giữ nguyên án sơ thẩm thu hồi theo quan điểm của Danh đã vay và sử dụng thì đề nghị HĐXX kiến nghị CQĐT BCA VKSND Tối Cao làm rõ hậu quả của việc thu hồi số tiền hơn 1.600 tỉ của BIDV cũng như làm rõ trách nhiệm của những người phê duyệt quyết định cho vay đối với khoản tiền nêu trên.
Xét xử phúc thẩm Phạm Công Danh: Truy tìm số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ?
Liên quan đến số tiền 4.500 tỉ đồng, Phạm Công Danh cho rằng, số tiền này vẫn đang nằm tại CB. |
Những điều chưa biết về 'phù thủy ngân hàng' Phạm Công Danh
Ngày 12/12, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 khai mạc. |