Vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 1 và giai đoạn 2 xét xử về các hành vi của Phạm Công Danh rút hàng nghìn tỉ đồng của các ngân hàng chi tiêu cá nhân như trả nợ cũ, mua cổ phần, mua bất động sản…
Bị cáo Phạm Công Danh ở phiên toà sơ thẩm. |
Phạm Công Danh sinh năm 1965, tại Quảng Ngãi. Năm 1992, Phạm Công Danh đã bị xử phạt 6 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ra tù, Phạm Công Danh làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh. Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Thiên Thanh được Phạm Công Danh khai là 1.000 tỉ đồng.
Tòa đã làm rõ và kết luận không có cơ sở xác định Phạm Công Danh đã góp đủ vốn, việc góp vốn của Phạm Công Danh chỉ là hình thức nhằm hợp thức hóa việc tăng vốn điều lệ.
Hết năm 2011, Tập đoàn Thiên Thanh vẫn thua lỗ 1,3 tỉ đồng. Hết năm 2013, Tập đoàn Thiên Thanh vẫn lỗ hơn 1,1 tỉ đồng. Năm 2014 thì Phạm Công Danh bị bắt.
Thông qua nhiều giao dịch, qua nhiều doanh nghiệp, Phạm Công Danh đã mắc nợ hơn 4.500 tỉ đồng không có khả năng trả nợ.
Cùng đường, Phạm Công Danh dùng Tập đoàn Thiên Thanh mua Ngân hàng Đại Tín của Hứa Thị Phấn, một ngân hàng đang thua lỗ. Như vậy, Tập đoàn Thiên Thanh đang khó khăn và cần được tái cơ cấu thì lại đi tái cơ cấu một Ngân hàng có tổng tài sản lớn gấp gần 20 lần (?).
Một doanh nghiệp đang thua lỗ lại đi tái cơ cấu một ngân hàng cũng đang thua lỗ với quy mô lớn hơn nhiều lần (?).
Đến nay, điều vô lý này đã được giải đáp, Phạm Công Danh mua Ngân hàng Đại Tín là thủ đoạn để rút tiền trả nợ cũ và tiếp tục chi tiêu.
Ngân hàng Đại Tín đang là "con bệnh" có thể chữa được thì gặp Phạm Công Danh đã chuyển sang "ung thư giai đoạn cuối".
Theo quy định, Chủ tịch HĐQT của tổ chức tín dụng phải có bằng đại học kinh tế hoặc luật, chưa từng bị kết án về các tội xâm phạm sở hữu. Phạm Công Danh tự cho rằng mình và các cộng sự có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín để quản trị, điều hành ngân hàng. Ông Danh liệu có đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn đó?
Phan Thành Mai (Nguyên tổng giám đốc VNCB) cũng không đủ điều kiện để làm Tổng Giám đốc theo quy định. Đáng ngạc nhiên, Phạm Công Danh vẫn được chấp thuận làm Chủ tịch ngân hàng, Phan Thành Mai vẫn được chấp thuận làm Tổng Giám đốc ngân hàng.
Trước khi mua Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh vay hàng ngàn tỉ tại BIDV do ông Trần Bắc Hà làm Chủ tịch. Sau khi làm Chủ tịch Ngân hàng, Phạm Công Danh lại tiếp tục vay tiền từ BIDV hàng ngàn tỉ khác để tăng vốn và trả nợ.
Thậm chí, Ngân hàng Đại Tín, Tập đoàn Thiên Thanh cùng của Phạm Công Danh "sáng tác" ra gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho lĩnh vực xây dựng - bất động sản.
Thông qua nhiều doanh nghiệp, Phạm Công Danh vay hàng ngàn tỉ do lợi dụng gói tín dụng này.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Trần Bắc Hà đã vắng mặt, hiện ông Trần Bắc Hà bị bắt tạm giam và khởi tố vì một hành vi cho vay nuôi bò tại Hà Tĩnh.
Liệu cá nhân Phạm Công Danhh có đủ chuyên môn để rút ruột các ngân hàng đây là điều cần tiếp tục làm rõ.
Trước đó, theo bản án sơ thẩm của TAND TPHCM, Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, nay là CB) sử dụng 29 Cty vay tiền tại 3 ngân hàng, dùng tiền của VNCB gửi tại 3 ngân hàng này bảo lãnh cho 29 Cty của Phạm Công Danh, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 đồng khi 29 Cty này không có khả năng trả nợ.
TAND TPHCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh và Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) cùng mức án 30 năm tù, 43 đồng phạm còn lại nhận mức án từ 2 năm tù treo đến 30 năm tù. Về dân sự, án sơ thẩm tuyên thu hồi hàng ngàn tỉ đồng từ nhiều nguồn khác nhau được xác định là tang vật vụ án...
Hôm nay, xét xử phúc thẩm Phạm Công Danh
Theo kế hoạch, hôm nay (12/12), TAND Cấp cao tại TP HCM sẽ đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước ... |
Phạm Công Danh đòi hơn 3.600 tỉ đồng để khắc phục thiệt hại
Theo luật sư bảo vệ cho ông Phạm Công Danh thì Hứa Thị Phấn nhận 3.658 tỉ đồng nhưng không bàn giao 114 bất động ... |
Đại gia Trầm Bê chấp nhận án tù bốn năm
Trầm Bê, Phan Huy Khang không kháng cáo, chấp nhận với mức hình phạt ba, bốn năm tù mà tòa sơ thẩm tuyên. |