Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 10/1: Nhân viên bảo vệ, lái xe... bất ngờ được làm giám đốc

Ngày 10/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần thẩm vấn các bị cáo.
toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 101 nhan vien bao ve lai xe cua tap doan thien thanh bat ngo duoc pham cong danh thang chu
Phạm Công Danh đưa nhân viên tập đoàn Thiên Thanh lên làm giám đốc. Ảnh: Ngọc Hoa
toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 101 nhan vien bao ve lai xe cua tap doan thien thanh bat ngo duoc pham cong danh thang chu
Trầm Bê cho rằng việc đồng ý cho Danh vay tiền là luật không cấm. Ảnh: Ngọc Hoa

Ông Trầm Bê mong HĐXX xem xét lại một số tài sản đã bị kê biên để vợ ông không bị hoang mang

Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm về tội tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong sáng nay (10/1) được HĐXX mở đầu bằng việc tiến hành thẩm vấn các bị cáo Phan Thành Mai, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Kim Cẩm Vân, Phạm Hoài Thanh, Vũ Viết Minh Quân, Phan Huy Khang.

Theo đó, các bị cáo này đều thừa nhận nội dung trong bản cáo trạng mà đại diện VKS đã công bố trước đó. Khi được xét hỏi, bị cáo Phan Thành Mai mong HĐXX xem xét về số tiền thiệt hại hơn 6.000 tỷ của VNCB, có nhiều tài sản đang nằm tại tại ngân hàng có thể khắc phục.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà thừa nhận có quen biết Mai nhưng hoàn toàn không biết Mai làm gì, thực hiện các hành vi sai trái thế nào khi làm hợp đồng ủy thác đầu tư của VNCB qua Qũy Lộc Việt. Hà khai Mai gọi điện đặt vấn đề VNCB có nhu cầu cung cấp dịch vụ đầu tư chỉ định đến Tập đoàn Thiên Thanh. Ngoài ra, Mai không chia sẻ thông tin gì khác.

Trả lời HĐXX, Hà cho biết công ty được hưởng phí 1% trên hợp đồng ủy thác (900 tỷ), Hà không tìm hiểu về mặt pháp luật của việc phát hành trái phiếu. Dòng tiền sau đó chuyển vào Qũy Lộc Việt, chuyển đến các công ty rồi từ đó chuyển đến Tập đoàn Thiên Thanh.

Ngoài việc ủy thác, Hà giao cho Nguyễn Kim Cẩm Vân, kế toán quỹ lo thủ tục. Vân soạn thảo các hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Thiên Thanh và Lộc Việt để làm sao tiền chạy về Thiên Thanh. Giao cho Phạm Hoài Thanh kiểm tra năng lực hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh. Thanh có báo lại tình hình hồ sơ năng lực của Thiên Thanh có uy tín trên thị trường tốt. Tuy nhiên, HĐXX cho biết tại thời điểm đó Thiên Thanh chưa được phép phát hành trái phiếu cho dự án tại Đà Nẵng. Hà cho biết đây là giao dịch bình thường của công ty quản lý quỹ.

Bên cạnh đó, bị cáo Hà cho biết rằng, ông không hề gặp, không bàn bạc gì với Danh về hợp đồng ủy thác đầu tư trái phiếu mà chỉ gặp thoáng qua, chào xã giao 1 lần.

Hai bị cáo Nguyễn Kim Cẩm Vân và Phạm Hoài Thanh trình bày trước tòa rằng, mình chỉ là người làm thuê và làm theo chỉ đạo của lãnh đạo chứ không biết việc ký kết, mục đích công việc cũng như thực hiện việc ủy thác đầu tư như thế nào.

Bị cáo Vũ Viết Minh Quân cho biết chỉ nghe theo lời của Nguyễn Việt Hà và cho rằng chỉ là đầu tư bình thường.

Quân khai chỉ biết đó là nguồn tiền của Quỹ Lộc Việt chứ không hề biết nguồn tiền ở đâu. Lúc ký hợp đồng mua trái phiếu, bị Quân cũng không biết ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh là ai.

Khai tại tòa, bị cáo Phan Huy Khang cho biết, bị cáo chỉ chấp hành theo chủ trương của ông Trầm Bê. Việc cho Phạm Công Danh vay và thế chấp bằng tiền gửi của VNCB thì luật không cấm. Quá trình xem xét, bị cáo thấy ông Danh đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng Sacombank và có lợi ích cho ngân hàng nên bị cáo làm theo chỉ đạo của ông Trầm Bê cho ông Danh vay tiền.

Ngoài các bị cáo trên, HĐXX cũng đã gọi Trầm Bê lên để thẩm vấn. Ông Trầm Bê cho biết, ông có quen biết với Danh khỏang 5 năm trước, lúc đó Bê còn làm việc bên Ngân hàng Phương Nam.

Khi HĐXX hỏi: Danh đang là Chủ tịch HĐQT VNCB vậy sao bị cáo vẫn cho Danh vay tiền?

Ông Trầm Bê cho biết, coi Danh với tư cách là 1 khách hàng chứ không coi là chủ tịch VNCB. Theo ông Trầm Bê, chủ tịch ngân hàng vẫn được phép đi vay của ngân hàng khác, miễn sao không phải ngân hàng của mình, điều đó pháp luật không cấm.

Trong phiên tòa hôm nay, Trầm Bê tỏ ra khá thoải mái và bình tĩnh khi trả lời các câu hỏi của HĐXX. Tuy nhiên, những lúc nhắc đến hành vi phạm tội thì Trầm Bê lại trở nên nghẹn ngào. Trầm Bê cho rằng, cáo trạng cáo buộc bị cáo có hành vi cố ý làm trái là không thuyết phục, bởi ông không được hưởng lợi gì trong việc này.

Bên cạnh đó, Trầm Bê cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xem xét và trả căn nhà bị kê biên trên đường An Dương Vương (phường An Lạc, Bình Tân). Theo ông Trầm Bê, căn nhà đó không phải của ông mà là của chị gái ông.

Về một căn nhà bị kê biên khác trên đường Hồng Bàng, quận 6, TP HCM, Trầm Bê cũng mong HĐXX xem xét nếu đó không liên quan đến vụ án. “Căn nhà trên đường Hồng Bàng là của vợ chồng bị cáo. Căn nhà đó không mấy đồng, chỉ có mười mấy tỷ thôi. Nên nếu không có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo thì xin trả lại, cho vợ bị cáo bớt hoang mang, vì sức khỏe bị cáo không tốt”, Trầm Bê trình bày.

Nhân viên bảo vệ, lái xe,...được lên làm Giám đốc “ảo”

Tại phiên tòa chiều nay (10/1), HĐXX tiến hành xét hỏi nhóm bị cáo là nhân viên giữ xe, bảo vệ, lái xe,... của tập đoàn Thiên Thanh được Phạm Công Danh cho đứng tên để làm Giám đốc “ảo” các công ty Danh lập ra.

Theo đó, nhóm bị cáo này gồm Nguyễn An Vinh (GĐ Công ty nhất nhất vinh), Nguyễn Ngọc Thái (GĐ Công ty Quốc Thắng), Lê Đài (GĐ Công ty Bảo Gia), Lê Duy Lương (GĐ Công ty Thành Công), Nguyễn Hồng Dũng (GĐ Công ty Đại Long), Nguyễn Thị Kim Vân (GĐ Công ty Hương Việt).

Khi được HĐXX xét hỏi, 6 bị cáo trên đều thừa nhận hành vi mà các bị cáo bị VKS truy tố trong bản cáo trạng hoàn toàn đúng. Theo đó, nhóm bị cáo này cho biết, trước đây họ đều là những nhân viên bảo vệ, lái xe, giữ xe, ... của tập đoàn Thiên Thanh. Sau đó, Phạm Công Danh nhờ đứng tên để thành lập công ty.

Khai trước tòa, 6 bị cáo đều nói bản thân không hề biết nội dung, mục đích, số tiền trong những bộ hồ sơ mà các bị cáo được Phan Minh Tùng (phụ trách tài chính của Thiên Thanh) gọi lên ký. Ngoài việc ký các giấy tờ vay vốn, 6 giám đốc “ảo” này không hề biết chữ ký của mình được sử dụng vào mục đích gì.

Bị cáo Lê Duy Lương cho biết, bị cáo xin vào làm lái xe tại tập đoàn Thiên Thanh và chưa bao giờ nghĩ sẽ được nhờ lên làm Giám đốc. Sau đó, bị cáo được làm Giám đốc trên giấy tờ, còn công việc chính vẫn là lái xe.

Khi đang lái xe trên đường, bị cáo Lương được phòng Tài chính gọi về ký tên nhưng không biết ký để làm gì. Khi vụ án bị phát hiện, Lương được mời lên cơ quan điều tra làm việc mới biết mình đứng tên công ty trên hồ sơ vay 250 tỷ đồng.

Giống như bị cáo Lương, bị cáo Lê Đài cũng chỉ có nhiệm vụ ký các giấy tờ, còn việc vay được tiền hay không và tiền đó chuyển đi đâu thì bị cáo không biết.

Với hành vi ký vào các hợp đồng khống do Phan Minh Tùng đưa, 6 bị cáo trên đã góp phần giúp Phạm Công Danh vay tại Sacombank số tiền 1.800 tỷ đồng. Trong đó, công ty Nhất Nhất Vinh vay 250 tỷ đồng, công ty Quốc Thắng vay 350 tỷ đồng, công ty Bảo Gia vay 340 tỷ đồng, công ty Đại Long vay 310 tỷ đồng, công ty Hương Việt vay 300 tỷ đồng và công ty Thành Công vay 250 tỷ đồng.

Ông Phạm Công Danh thừa nhận sai phạm khi mượn pháp nhân của 6 công ty để lập hồ sơ vay tiền tại Sacombank và hành vi cùng một lúc mượn các ngân hàng khác cấp tín dụng rất lớn cho mình.

Theo Phạm Công Danh, do ông bị áp lực rất lớn về việc phải có tiền để chăm sóc khách hàng và trả nợ tiền mua ngân hàng của bà Sáu Phấn (bà Hứa Thị Phấn) nên phải tìm cách để tìm nguồn tiền.

Về quy trình dòng tiền đi sau khi giải ngân, Phạm Công Danh cho biết, ông chỉ đạo về mặt chủ trương, còn hồ sơ cụ thể thế nào do anh Phan Thành Mai thực hiện. Ông Phạm Công Danh thừa nhận trách nhiệm về những sai phạm, không đùn đẩy trách nhiệm cho Mai, nhưng do Mai là người thực hiện, nắm rõ về khoản vay này hơn ông Danh nên những vấn đề này đề nghị HĐXX hỏi Mai.

Sau đó, HĐXX tiếp tục thẩm vấn một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan để làm rõ mộ số vấn đề về khoản vay 1.800 tỷ đồng mà Sacombank đã cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay.

Ông Phan Đình Tuệ (PTGĐ Ngân hàng Sacombank) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Sacombank không thiệt hại gì, vì các khoản vay liên quan đến 1.800 tỷ đã được tất toán, không có khiếu nại, thắc mắc gì từ khách hàng. Số tiền thừa cũng đã được trả lại cho khách hàng.

Tiếp tục phiên tòa chiều 10/1 là phần xét hỏi của đại diện VKS đối với các bị cáo và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Đến cuối giờ làm việc, HĐXX quyết định sẽ dừng lại phiên tòa hôm nay, HĐXX sẽ tiếp tục làm việc vào 8h sáng mai với phần xét hỏi của các luật sư.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 101 nhan vien bao ve lai xe cua tap doan thien thanh bat ngo duoc pham cong danh thang chu Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 10/1: 'Sức khỏe kém nên tôi không nhớ chi tiết 1.800 tỷ đồng dùng làm gì'

Chiều 10/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.