Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 9/1: Ông Danh và Trầm Bê được ‘đặc cách’ ngồi trong phòng chăm sóc sức khỏe

Ngày 9/1, TAND TP HCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 ngân hàng VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV với phần công bố cáo trạng của Đại diện VKS.
toan canh phien toa xet xu pham cong danh tram be ngay thu 2 pham cong danh va tram be duoc dac cach ngoi trong phong cham soc suc khoe
Phạm Công Danh được dẫn giải sau phiên tòa. Ảnh: Ngọc Hoa
toan canh phien toa xet xu pham cong danh tram be ngay thu 2 pham cong danh va tram be duoc dac cach ngoi trong phong cham soc suc khoe
Trầm Bê tại tòa. Ảnh: Ngọc Hoa

Phạm Công Danh và Trầm Bê được HĐXX “đặc cách” tham gia phiên tòa trong phòng chăm sóc sức khỏe

Sáng hôm nay (9/1), phiên tòa xét xử Phạm Công Danh ( Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (Nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) và các đồng phạm tiếp tục với phần công bố cáo trạng của VKS.

Các bị cáo trong vụ án được cán bộ tư pháp dẫn giải từ rất sớm. An ninh tại phiên tòa hôm nay vẫn được lưc lượng chức năng thắt chặt và kiểm tra chặt chẽ giấy tờ tùy thân của những người đến tham dự. Tuy nhiên, số lượng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, các phóng viên báo đài đã có sự vơi đi hẳn so với phiên xử đầu tiên.

Mở đầu phiên tòa xét xử,bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV TM&DV Hương Việt) cho biết, bà từ chối luật sư bào chữa do toà chỉ định. Theo đó, bị cáo sẽ thực hiện quyền tự bào chữa cho mình.

Ngoài ra, gia đình bị cáo Phạm Quang Huy cũng từ chối 1 luật sư bào chữa. Chủ tọa Phạm Lương Toản cho biết, bị cáo vẫn còn luật sư khác tham gia bào chữa trong phiên toà. Tuy nhiên, trong quá trình phiên tòa diễn ra, chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Trần Quang Huy về việc gia đình đã rút đơn và đồng ý tiếp tục để 2 luật bào chữa. Bị cáo Huy đồng ý với ý kiến của gia đình.

Phiên tòa tiếp tục với phần công bố cáo trạng của VKS, tuy nhiên, do bản cáo trạng của vụ án dài gần 130 trang nên 2 đại diện VKS phải thay nhau công bố. Trong quá trình đại diện VKS công bố cáo trạng, các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ được chủ toạ cho phép ngồi nghe cáo trạng vì lý do sức khoẻ. Tất cả các bị cáo đứng nghe công bố cáo trạng.

Trong quá trình đại diện VKS công bố cáo trạng, bị cáo Phạm Danh tỏ ra khá mệt mỏi. Vì vậy, chủ toạ Phạm Lương Toản phải nhiều lần đề nghị đại diện VKS tạm dừng đọc cáo trạng để hỏi tham tình trạng sức khỏe của Phạm Công Danh. Theo đó, ông Danh cho biết sẽ cố gắng để theo phiên tòa.

Tuy nhiên, dựa vào tình trạng bệnh án của Phạm Công Danh mà phía y tế đã trình báo, HĐXX cho biết, Phạm Công Danh bị suy thận độ 3 nên không thể ngồi lâu nghe cáo trạng. Do đó, HĐXX cho phép bị cáo Danh ra ngoài gần vị trí của VKS để tiếp tục nghe cáo trạng trong khi bác sĩ chăm sóc sức khoẻ.

Sau đó, HĐXX cũng cho phép bị cáo Trần Hiệp được ngồi để nghe VKS đọc cáo trạng do mắc bệnh ung thư nên sức khỏe yếu.

Trong phiên tòa chiều cùng ngày, đại diện VKS vẫn tiếp tục công bố cáo trạng. Trong khi đó, HĐXX cho biết, do vấn đề về tình hình sứ khỏe của hai bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê không được tốt nên HĐXX quyết định “đắc cách” cho hai bị cáo này được phép vào phòng trong để chăm sóc sức khỏe và nghe cáo trạng.

Bên cạnh đó, HĐXX cũng đề nghị luật sư của Trầm Bê và Phạm Công Danh cùng Kiểm sát viên vào xác nhận biên bản hai bị cáo ngồi chăm sóc sức khoẻ vẫn có thể nghe cáo trạng bình thường.

Tất cả các bị cáo còn lại cũng được HĐXX cho phép ngồi nghe VKS công bố cáo trạng cho đến phần kết luận.

Nhiều người có quyền và nghĩa vụ liên quan có đơn xin vắng mặt vì sức khỏe

Mở đầu phiên tòa xét xử chiều 9/1, chủ tọa Phạm Lương Toản cho biết, trước đó, trong phiên tòa chiều qua (8/1), đại diện VKS đã đề nghị triệu tập những người có quyền và nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nên HĐXX đã ký giấy triệu tập lại những người vắng mặt này.

Tuy nhiên, hôm nay, HĐXX đã nhận được một số đơn xin vắng mặt của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 này.

Theo đó, HĐXX nhận được đơn xin vắng mặt của bà Hứa Thị Phấn cùng với giấy tờ bệnh án của bà Phấn do phía y tế chứng nhận. Qua đó Tòa cho biết, sức khỏe của bà Phấn chỉ còn 7%, mất 93% nên không đủ sức khỏe tham gia phiên tòa.

Ngoài ra, HĐXX cũng nhận được đơn của ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang… xin phép không có mặt vì lý do sức khoẻ. Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) cũng gửi đơn xin vắng mặt vì lý do đang điều trị bệnh ung thư gan tại bệnh viện.

Được biết, trong phiên tòa sáng nay (9/1), khi HĐXX đang tiếp tục phiên tòa thì luật sư của ông Trần Bắc Hà đã đến tòa làm thủ tục tham gia tố tụng thay cho thân chủ của mình.

Những người vắng mặt tại phiên toà xin giữ nguyên toàn bộ lời khai đã khai tại cơ quan điều tra. Ngoài ra, lãnh đạo Ngân hàng TPbank cũng xin vắng mặt tại toà, giữ nguyên lời khai cơ quan điều tra.

Bên cạnh đó, luật sư Bùi Văn Điển, là luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Việt Bun (nguyên trưởng nhóm KHDN trung tâm kinh doanh hội sở TPBank, GĐ Công ty CP Thương mại Khôi Nguyên Phát) và bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (nguyên kiểm soát viên định giá Công ty TNHH dịch vụ đầu tư Thịnh Phát) đã có đơn xin rút vì gia đình 2 bị cáo đã mời 3 luật sư khác bào chữa.

toan canh phien toa xet xu pham cong danh tram be ngay thu 2 pham cong danh va tram be duoc dac cach ngoi trong phong cham soc suc khoe
Đại diện VKS công bố cáo trạng. Ảnh: Ngọc Hoa

Cũng tai phiên tòa hôm nay (9/1), hai đại diện VKS đã tiến hành công bố cáo trạng của vụ án. Theo đó, bản cáo trạng nêu rõ, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT VNCB và Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh nên không thể vay trực tiếp tại ngân hàng VNCB.

Do cần có tiền sử dụng nên Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV.

Đồng thời, Danh dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty mà Danh mượn pháp nhân. Sau đó, bị 3 ngân hàng trên thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, với tổng số tiền là hơn 6.100 tỷ đồng. Trong đó, Sacombank là hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank là hơn 1.740 tỷ đồng và BIDV là hơn 2.500 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền các công ty vay từ 3 ngân hàng được Danh chỉ đạo sử dụng cho các mục đích cá nhân của mình.

Do các công ty này làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. Trong khi đó, ngân hàng VNCB thực hiện việc bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty đó, dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Hành vi nêu trên của Phạm Công Danh và các đồng phạm đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sau khi đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa hoàn tất việc công bố cáo trạng, HĐXX tuyên bố nghỉ và phiên tòa sẽ tiếp tục vào 8h sáng mai (10/1) với phần thẩm vấn các bị cáo.

toan canh phien toa xet xu pham cong danh tram be ngay thu 2 pham cong danh va tram be duoc dac cach ngoi trong phong cham soc suc khoe Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 9/1: Bà Phấn, ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt vì lý do sức khỏe

TAND TP HCM tiếp tục xét xử vụ án Trầm Bê - Phạm Công Danh cùng 44 đồng phạm về tội Cố ý làm trái ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.