Bộ ảnh những đặc trưng của các trường đại học ở TP.HCM do Fanpage Sài Gòn của tôi thực hiện |
ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong những trường có nhiều cơ sở đào tạo nhất. 10 cơ sở đào tạo của trường trải khắp các quận như: quận 1, quận 3, quận 5, quận 6, quận 8, quận 10. Mạng lưới các cơ sở đào tạo ở khắp các hướng từ Bắc đến Nam của Sài Gòn nên sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM đi học được ví hài hước như giải đua xe đạp tranh cúp truyền hình từ Bắc chí Nam.
Với khuôn viên gần 120 ha được phủ che mát bằng hệ thống cây xanh, Đại học Nông Lâm thuộc hàng top các trường đại học có diện tích rộng và "mát mắt" nhất trên địa bàn TP.HCM. Sinh viên ĐH Nông Lâm TP.HCM có tới 4 tuyến xe bus riêng: tuyến xe 104: Bến xe An Sương - ĐH Nông Lâm, chuyến 06: Bến xe Chợ Lớn - ĐH Nông Lâm, tuyến 93: Bến Thành - ĐH Nông Lâm, và tuyến 602: Bến xe Phú Túc - ĐH Nông Lâm. Do đó, việc đi trên xe bus giữa con đường rợp bóng cây xanh được ví hài hước như "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", như cuộc phiêu lưu trong rừng.
Để đi đến ĐH Nguyễn Tất Thành, sinh viên sẽ phải leo qua dãy hàng rào để qua đường. Vậy nên đi học mà giống như leo núi vậy.
Vì đồ ăn xung quanh trường rất nhiều đồ ăn ngon và rẻ nên sinh viên đến trường rồi phân vân không biết nên vào lớp học hay cúp học đi ăn.
Hầu hết ở các trường đại học sinh viên có thể nghỉ trưa tại thư viện hoặc giảng đường được trang bị máy lạnh, điều hòa. Nhiều trường còn đầu tư hẳn phòng ngủ trưa cho sinh viên, tuy nhiên số lượng phòng không nhiều.
Học phí cao, các dịch vụ tiện nghi, thiết bị dạy học hiện đại, được đầu tư "khủng"... là những lí do các trường đại học được xếp vào nhóm "trường đại gia", bởi vậy sinh viên của những trường này cũng thuộc "con nhà người ta" có điều kiện.
Chậm deadline 1 giây thôi là lỡ luôn cả kì học môn này.
Thời khóa biểu chỉ tóm gọn trong 1 hàng kiểu như: 12345--8901234. Dãy số này là tiết học và tuần học của sinh viên. Để biết được học kì này mình sẽ học những môn gì và thời gian nào sinh viên sẽ phải lật lịch kí hiệu ra để đếm, dịch ra tên các môn học. Một đứa dịch là cả lớp "bu" vào để chép. Bởi vậy nếu lỡ bị lệch, lệch dòng là sai nguyên lịch học của cả 1 kì.
Đây là tình trạng chung của tất cả các trường đại học. |
Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng có nét riêng là đi học phải mặc đồng phục và đóng thùng giống hệt như học sinh phổ thông. Giám thị cũng đi kiểm tra việc sơ-vin đóng thùng của sinh viên nam hệt như các trường THPT.
Bức ảnh về đặc trưng sử dụng thang máy của sinh viên từng trường. Dù đông đến đâu vẫn xếp hàng đợi thang máy đến lượt mình là văn hóa đặc trưng của sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Chờ đợi đến lượt mình đi thang máy còn lâu hơn việc đi bộ nên sinh viên trường ĐH Luật TP.HCM quyết tâm "thà đi bộ còn hơn!". Ngược lại sinh viên Kinh tế - Tài chính TP.HCM thì quyết chờ thang máy "đến hơi thở" cuối cùng.
Ảnh: Sài Gòn của tôi
Bài văn điểm 10 thi đại học về tác phẩm 'Vợ nhặt'
Bài văn điểm 10 (không làm tròn) này là của Nguyễn Thị Thu Trang, thí sinh dự thi vào ĐH Huế trong kì thi tuyển ... |
Những lưu ý khi xét tuyển học bạ vào Đại học năm 2018
Năm 2018, cùng với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, nhiều trường Đại học bắt đầu khởi động các phương thức ... |