Dân mạng sôi sục vì người phụ nữ bạo hành dã man chính con đẻ của mình

Video ghi lại cảnh một phụ nữ Ấn Độ đang xuống tay bạo hành chính con ruột của mình đã được nhiều trang báo mạng ở quốc gia này đăng tải.

Đoạn video ghi lại hình ảnh một phụ nữ trẻ tại thành phố Bareilly, quận Bareilly, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đang xuống tay đánh đập chính con ruột của mình đã được nhiều trang báo mạng ở quốc gia này đăng tải.

Báo Đời Sống & Pháp luật dẫn nguồn tin cho hay, nhận thấy cậu con trai thường xuyên sợ hãi và khóc lóc thảm thiết khi được mẹ bồng bế, anh chồng đã tỏ ý nghi ngờ và quyết định lắp đặt một chiếc camera bí mật trong phòng ngủ để theo dõi tình hình.

Theo đoạn video ghi lại được, có thể thấy cô vợ độc ác đã ôm ghì cổ và xách hai vai của con trai mình lên cao trước khi ném cậu bé xuống giường một cách đầy thô bạo. Thậm chí, bà mẹ trẻ còn "đánh lấy đánh để" vào mông đứa bé đến mức tuột cả vòng đeo tay.

Ban đầu, bà mẹ trẻ đã tung đứa bé lên cao để dọa nạt. Được khoảng vài giây, bà mẹ này đã mạnh tay ném đứa trẻ xuống giường.

Cô ta chỉ tạm "nghỉ ngơi" vài giây để chỉnh lại món đồ trang sức rồi lại tiếp tục bạo hành cậu con trai bé bỏng. Suốt cả buổi sáng, người mẹ này luôn tìm cách hành hạ đứa bé và chỉ chịu dừng lại khi có người trở về nhà.

Bà mẹ Ấn Độ hành hạ chính con ruột của mình.

Khi chứng kiến cảnh tượng vợ mình đang chửi bới và liên tục hành hạ con trai ruột thì anh chồng không muốn tin vào mắt mình nữa. Quá bức xúc trước hành động trên, anh này đã lập tức trình báo vụ việc với cảnh sát địa phương.

Trước khi dừng tay, bà mẹ còn buông lời doạ nạt khiến đứa bé sợ xanh mặt và không dám ho he nửa lời.

Đoạn video cũng được cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam truyền tay nhau, kèm theo đó là những lời bình luận căm phẫn hướng đến người mẹ Ấn Độ trên.

Bạn Mai Anh bình luận: "Đến hổ dữ con không ăn thịt con, bà mẹ này không bằng cả loài cầm thú. Nhìn mà thương con quá".

Hay anh Quang Thực bày tỏ: "Bất hạnh cho người chồng nào lấy phải những cô vợ độc ác như thế này....".

Đây không phải lần đầu tiên các cô vợ tại Ấn Độ bị chồng bóc "phốt" nhờ camera ghi hình bí mật tại nhà riêng.

Đầu tuần này, một em bé khác cũng được phát hiện bị hàng xóm nhẫn tâm nhốt trong chuồng gà tại thành phố Washington, Mỹ. Em bé chỉ được cứu sau khi một người qua đường nghe thấy nạn nhân kêu cứu và thông báo cho cảnh sát.

Trước đó, một phụ nữ tại quốc gia này đã bị bắt giữ về hành vi "cố ý giết người" khi liên tiếp đánh vào đầu mẹ chồng 70 tuổi, thậm chí còn dùng khăn siết cổ bà đến mức nghẹt thở.

Tại Việt Nam, trong những năm gần nay, nhiều vụ việc đánh đập, hành hạ, bạo hành trẻ em trong gia đình, trường mầm non, tiểu học, nơi giữ trẻ… diễn ra thường xuyên hơn, đến mức phải báo động. Pháp luật quy định mức án phạt cao nhất cho “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác” là tù chung thân và mức án phạt cao nhất cho “tội cố ý giết người” là tử hình.

Gần đây nhất là vụ việc một bé trai 4 tuổi bị mẹ ruột và cha dượng đánh gãy xương đùi.

Thông tin trên báo Vietnamnet, nạn nhân được xác định là bé Nguyễn Văn Th (4 tuổi, ngụ tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, tạm trú tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Cháu nhập viện trong tình trạng đau đớn dữ dội, nhiều vùng trên cơ thể bị bầm tím từ đầu đến chân. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình đã chủ động mời cơ quan công an vào cuộc điều tra. Hiện, công an đã đến bệnh viện lấy lời khai của bệnh nhi và những người có liên quan.

Qua lời khai của Sơn Thị Sa Hương (24 tuổi, mẹ bệnh nhân) thì bé Th là con riêng của Hương với người chồng trước. Sau khi ly hôn cô đã đi thêm bước nữa cùng người chồng sau là Nguyễn Văn Ngờ Em (24 tuổi). Hương mang theo con cùng chồng lên TP.HCM thuê nhà trọ, tìm việc làm. Hiện họ đã có một đứa con chung được 11 tháng tuổi.

Trước khi sự việc xảy ra, Hương cùng Ngờ Em đi làm, khi về nhà thấy bé Thiện ị ra nhà rồi lấy gạo trộn với phân. Tức giận nên Hương xông vào đánh con tới tấp. Khi Hương đang dọn nhà, bé Th lại lấy chai keo tóc ra liếm thì bị bố dượng quát mắng, rồi tiếp tục thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với bé.

Không dừng lại ở đó, Hương xông vào bồi thêm cho đứa con nhỏ một đạp vì tội “lì” khiến cháu Th ngã quỵ khóc không ra tiếng. Sau khi bị trận đòn nhừ tử, bé Th đi ngủ, sáng hôm sau tỉnh giấc, chân cháu sưng lớn, bầm tím, không thể đi lại được. Lúc này vợ chồng Hương mới hốt hoảng mang con đến bệnh viện.

dan mang soi suc vi nguoi phu nu bao hanh da man chinh con de cua minh
Bé Th bị bố dượng lẫn mẹ ruột đánh gãy xương đùi và bầm dập cả người trong lúc tức giận vì bé quá nghịch ngợm.

Theo các bác sĩ, xương là bộ phận cứng nhất của cơ thể, rất khó bị gãy. Trẻ em bị gãy xương đùi thường là do tai nạn té ngã từ trên cao, hoặc va đập vào vùng đùi với lực mạnh thì xương mới bị gãy. Bé Th bị bạo hành đến gãy xương đùi là trường hợp rất hiếm thấy, đồng thời thể hiện mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạo hành mà cháu đã phải chịu đựng.

Các bác sĩ lo ngại, tình trạng bạo hành có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bệnh nhi. Theo lời kể trong lo sợ của bé Th thì cả cháu lẫn đứa em nhỏ mới 11 tháng tuổi thường xuyên bị cha mẹ đánh.

Các bác sĩ đang lo ngại về khả năng bé Th có thể sẽ bị sang chấn về mặt tâm lý, cháu cần được theo dõi và hỗ trợ kịp thời để tránh những tác động xấu do tình trạng bạo hành có thể ảnh hưởng kéo dài đến sự phát triển về tâm thần của bé.

Không còn xa lạ khi dư luận xã hội buộc phải lên tiếng đối với những hành vi bạo hành trẻ em như thế này. Theo thống kê, trẻ em bị bạo hành ngày càng gia tăng, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 4.000 vụ đánh đập, ngược đãi, bạo hành trẻ em. Trong đó có khoảng 100 trẻ bị thiệt mạng do bạo hành. Nhiều trường hợp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể xác, để lại thương tật nặng mà thậm chí còn gây tổn hại tâm lý hoặc dẫn đến tử vong cho các bé. Nghiên cứu cho thấy, nền kinh tế khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan… cũng là những nguyên nhân chính làm gia tăng hành vi bạo hành trẻ em.

Trong gia đình, người ta thường quan niệm “thương cho roi cho vọt”. Như vậy là đã sai. Người trong gia đình có quyền dạy bảo con cái, trẻ nhỏ nhưng không có quyền răn đe, đánh đập trẻ nhỏ. Có những cha mẹ vì một phút tức giận đã đánh đập, giết chết con cái của mình. Điều này cho thấy họ đã phạm vào tội bạo hành trẻ em được pháp luật quy định.

Bên ngoài xã hội cũng là nơi hiểm họa luôn rình rập và không an toàn cho các bé. Những vụ việc người giữ trẻ, giáo viên mầm non dọa nạt, đánh đập trẻ em không phải hiếm và thường xuyên xảy ra ngay trên ghế nhà trường.

Chứng kiến những hình ảnh đau thương mất mát, co rúm sợ hãi của những đứa trẻ… thử hỏi tình người, nhân phẩm và đạo đức của những kẻ bạo hành đã đặt ở đâu? Xã hội và pháp luật sẽ làm gì đối với những hành vi vi phạm pháp luật này? Tuổi thơ của các em phải chịu đựng bạo hành thì khi lớn lên các em có thể trở thành những kẻ phạm tội, gây thiệt hại xã hội và nền kinh tế nước nhà.Trẻ em chính là tương lai của đất nước, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định);

– Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định);

– Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định).

Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

Hãy cùng tay che chở và lên tiếng tố cáo những hành vi bạo hành trẻ em nhằm gìn giữ những hồi ức đẹp đẽ cho trẻ thơ, xây dựng một tương lai tốt đẹp và yêu thương!

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.