Đàn ông Trung Quốc hoãn cưới, không dám lấy vợ vì thiếu nhà

Những dự án bất động sản đình trệ, không thể giao nhà cho khách hàng đúng hẹn đã "đẩy" nhiều thanh niên Trung Quốc vào cảnh "dở khóc, dở cười" khi chuẩn bị kết hôn.
dan ong trung quoc hoan cuoi khong dam lay vo vi thieu nha Dân Trung Quốc 'kiệt sức' vì chính sách một con
dan ong trung quoc hoan cuoi khong dam lay vo vi thieu nha 'Khách sạn ung thư' của bệnh nhân Trung Quốc
dan ong trung quoc hoan cuoi khong dam lay vo vi thieu nha
Liu Yang tới tham quan tòa nhà dang dở. Ảnh: SCMP

Căn hộ 15 tầng ở Vận Thành, tỉnh Sơn Đông, dự định là quà đính hôn của một gia đình dành cho con trai út Liu Yang. Họ sẵn sàng chi gần hết số tiền tiết kiệm, khoảng 80.000 nhân dân tệ, đóng tiền cọc cho căn hộ gồm hai phòng ngủ đang được xây dang dở. Ngôi nhà nằm trong dự án "những căn biệt thự sang trọng nhất" của thành phố Sơn Tây hồi tháng hai, theo SCMP.

Nhưng nỗ lực của cha mẹ Liu nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho anh phải đối mặt với sự đình đồn không báo trước, khi nguồn kinh phí dành cho dự án Billionaire’s Lakeview Garden (Dự án biệt thư ven hồ của các tỷ phú) cạn kiệt và quá trình xây dựng phải dừng lại.

Dự án thất bại, giấc mơ của chàng trai 24 tuổi cũng tan biến. Đám cưới cũng vì thế mà phải hoãn bởi tại Vận Thành hay nhiều nơi khác ở Trung Quốc, một căn hộ mới được cho là điều kiện không thể thiếu của một cuộc hôn nhân.

"Tôi đã gọi tới đường dây nóng của ngài thị trưởng và tới tận văn phòng kiến nghị thành phố, nhưng không ai giúp đỡ", Liu nói.

Trong một năm qua, câu chuyện hoãn cưới vì thiếu nhà như Liu không hiếm. Các ông bố, bà mẹ dành tiền tiết kiệm để đặt mua nhà cho con cái, với mong muốn giúp chúng có cơ hội làm việc và sinh hoạt tiện nghi ở thành thị, song mọi thứ "đổ bể" vì dự án xây dựng đình trệ.

Một nam thanh niên, khác cũng ở Vận Thành, gần đây bỏ việc tại rạp chiếu phim ở thành phố. Anh chỉ học hết trung học và xin làm nhân viên khách sạn ở Bắc Kinh. Ba năm trước, sau khi suýt "nhúng chân" vào một kế hoạch lừa đảo ở Thanh Đảo, anh trở về quê.

"Nếu tôi không có nhà, sẽ chẳng có đám cưới nào diễn ra. Giờ tôi cảm thấy rất tuyệt vọng", thanh niên này nói.

Anh hiện sống với vị hôn thê trong một căn hộ thuê ở thị trấn. Nhưng trước đó, cha mẹ cô gái tuyên bố chỉ đồng ý gả con khi anh mua được nhà riêng.

Cha mẹ của thanh niên này từng mua một căn hộ cho anh trai anh với lý do tương tự. Gia đình anh cũng như 100 người mua khác đã đặt cọc tiền. Giờ họ muốn chủ đầu tư hoàn lại số tiền đó hoặc cam kết chuyển giao căn hộ khác.

Đại diện chủ đầu tư dự án Billionaire’s Lakeview Garden, Hu Haigang, nói công trình phải ngừng thi công vì hết tiền do "sự sụt giá của khoản vay nặng lãi" từ một ngân hàng "ngầm".

"Tôi đặt tất cả số tiền của mình vào dự án bất động sản. Chúng đang tiến triển tốt. Tôi thấu hiểu nỗi lo của người mua, nhưng tôi còn lo lắng hơn họ", Hu thanh minh. Ông nói đang xoay sở để có 50 triệu nhân dân tệ trả nợ và hy vọng hoàn thành thủ tục cần thiết để công trình được tiếp tục xây dựng trong hai tháng tới.

Bơi ngược dòng

dan ong trung quoc hoan cuoi khong dam lay vo vi thieu nha
Nhiều tòa nhà bỏ hoang vì chủ đầu tư thiếu tiền. Ảnh: SCMP

Trong khi giá nhà ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải cùng vùng ven biển đang tăng nhanh, thị trường nhà ở Vận Thành lại dậm chân tại chỗ. Ngay cả thủ phủ Thái Nguyên của tỉnh Sơn Tây, nơi thị trường bất động sản phát triển hơn Vận Thành, giá nhà ở chỉ tăng thêm 2,1% vào hồi tháng 8.

Các dự án bất động sản chưa hoàn tất tại thành phố thuộc top 3 và 4 vẫn khiến giới chức Bắc Kinh đau đầu, trong khi thị trường nhà hiện là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Trung Quốc trong năm nay. Thay vì thu hút quá nhiều người đến thành phố lớn, chính quyền Bắc Kinh đang nỗ lực tạo ra tầng lớp trung lưu ở thị trấn địa phương như Vận Thành. Giới chức hy vọng sẽ nâng tỷ lệ đô thị hóa của đất nước từ 53 lên 60% vào năm 2020.

Bắc Kinh từng mô tả quá trình này là "3 nhiệm vụ 100 triệu người", bao gồm thu hút 100 triệu nông dân lên sống ở thành thị, di dời 100 triệu người từ "khu ổ chuột" cũ và tồi tàn tới các ngôi nhà hiện đại, tạo việc làm ở gần khu vực sinh sống cho 100 triệu người lao động.

Nhưng giới quan sát nhận thấy ngày càng hiều dấu hiệu chỉ ra sự không tương tích giữa dự tính của chính phủ trung ương và tình hình thực tế. Bắc Kinh muốn "đô thị hóa" cư dân nông thôn, nhưng nền kinh tế của các tỉnh nội địa thường quá yếu, không thể tạo đủ việc làm và dịch vụ cho họ.

Nhiều người cho rằng, nỗ lực đô thị hóa các thành phố nhỏ hơn tại Trung Quốc là minh chứng của việc Trung Quốc đang "bơi ngược dòng". Họ cho rằng, chính phủ cần suy tính lại kế hoạch đô thị hóa bởi đây là nỗ lực vô ích nhằm ngăn dòng chảy cư dân và nguồn tiền muốn đổ về các thành phố lớn.

Những cố gắng trước đây của Bắc Kinh khi đổ tiền và áp dụng chính sách ưu tiên cho khu vực phía Tây, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng ven biển giàu có, cùng kế hoạch tái sinh khu vực vành đai phía đông bắc, cũng không thu được kết quả.

Chọn lựa

Hình ảnh thực tế về đô thị hóa ở Trung Quốc sẽ được định hình bởi lựa chọn và kinh nghiệm của những người trẻ như Ya Jie, thay vì kế hoạch của chính phủ.

Ya, nhà thiết kế đồ họa của studio trò chơi trực tuyến tại Bắc Kinh, nói rằng cô thích sống ở thủ đô hơn là trở về Vận Thành, ít nhất là trong lúc này, bởi kiếm một công việc tương đương ở quê không dễ. Nhưng những người như Ya phải đối mặt với nhiều vấn đề, như đăng ký hộ khẩu và giá nhà cao, khi muốn định cư ở các thành phố lớn như Bắc Kinh.

Hai năm sau khi tốt nghiệp, Ya phải làm việc 12 giờ/ngày và 6 ngày/tuần để kiếm mức lương hầu như không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt.

"Tôi không thể tiết kiệm tiền, công việc thì vất vả. Tôi muốn trở về nhà trong một vài năm. Tôi có thể sống gần bố mẹ và cuộc sống sẽ dễ thở hơn nhiều ", Yan nói, nhưng lại nghĩ tới việc khó tìm một chỗ làm tốt ở quê.

Theo Xu Fengxian, một nhà kinh tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tốc độ đô thị hóa ở các thành phố nhỏ diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Rủi ro của bong bóng bất động sản đang tăng ở Trung Quốc, khi các chính sách đã lỗi thời.

"Họ (giới chức) có thể học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh giàu hơn như Chiết Giang, Giang Tô và Quảng Đông để phát triển kinh tế địa phương và cải thiện liên kết giao thông với các thành phố lớn gần đó", Xu nhận định.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.