Trong tương lai, hàng triệu đàn ông Việt Nam sẽ không có vợ? | |
Đàn ông đối đáp thế này sẽ không ai hỏi lại về đường con cái |
Thưởng cho những người sinh 2 con
Hiện TP HCM là địa phương có tỉ suất sinh ở mức thấp nhất cả nước. |
Trong buổi tọa đàm với báo chí về chính sách dân số và phát triển trong thời kỳ mới vừa diễn ra tại TP HCM. TS Lê Cảnh Nhạc - Phó tổng cục trưởng tổng cục Dân số - KHHGD cho biết: “Chúng ta tưởng rằng mức sinh thay thế đã đạt được một con số rất đẹp nhưng bản chất lại đầy lo âu, điều này ảnh hưởng đến chất lượng dân số trong tương lai”.
Cụ thể, theo TS Nhạc thì trong suốt 55 năm qua chúng ta làm một mục đích duy nhất là giảm sinh, đưa mức sinh từ 6,3 con trở về mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Việc duy trì được mức sinh thay thế trong suốt 10 năm là mơ ước của mọi quốc gia. Tuy nhiên, tỉ suất mức sinh không đồng đều ở TP HCM có lúc xuống thấp tới mức 1,3 con, Miền Đông Nam Bộ là 1,5 con, ĐBSCL là 1,7 con. Trong khi đó ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung mức sinh cao hơn mặt bằng chung nhiều, như ở tỉnh Nghệ An mức sinh lên tới 2,7 con, tỉnh Hà Tĩnh lên 3,1 con.
Phó tổng cục trưởng tổng cục Dân số - KHHGD lo lắng nói cho biết thêm, những vùng có điều kiện, đời sống cao thì mức sinh thấp, vùng khó khăn, nghèo, chất lượng dân số thấp thì mức sinh cao. Như TP HCM rất khó vực dậy mức sinh thay thế, nếu tiếp tục duy trì điều này có khi thành phố cần phải thưởng cho những người sinh 2 con.
Đàn ông Việt đứng trước nguy cơ khó lấy được vợ
TS Lê Cảnh Nhạc - Phó tổng cục trưởng tổng cục Dân số - KHHGD lo lắng cho vấn đề mất cân bằng giới tính ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. |
Trong cơ cấu dân số, mặc dù Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn dân số vàng nhưng từ năm 2011, dân số đã bước vào giai đoạn già hóa quyết liệt khi người có độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 10% hoặc từ 65 trở lên chiếm 7% theo tiêu chí quốc tế.
Theo TS Lê Cảnh Nhạc, giai đoạn từ già hóa dân số đến gia đoạn dân số già của các quốc khác trên thế giới mất hàng trăm năm như Pháp là 111 năm, Thụy Điển 85 năm, Mỹ 67 năm, Trung Quốc và Nhật 26 năm thì Việt Nam chỉ có 18 năm. Thời điểm hiện tại nước ta chỉ còn 15 năm nữa là sang dân số già.
“Trong khi tiềm lực kinh tế của các quốc gia khác rất mạnh, đời sống cao và có hàng trăm năm để chuẩn bị về đời sống an sinh, đã buộc chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chuẩn bị chăm sóc cho người cao tuổi, an sinh xã hội...”, TS Nhạc thông tin.
Tiếp đó, ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra trước Việt Nam khoảng 20 năm. Nước ta xuất hiện sau nhưng tốc độ lại gia tăng nhanh và khó kiểm soát, rất bất thường không giống như kịch bản của các quốc gia khác.
Năm 2006, mất cân bằng giới tính khi sinh bắt đầu xuất hiện với 109 bé trai/100 bé gái. Năm 2015 lên 112,8 bé trai/100 bé gái, thậm chí có những tỉnh như Quảng Ninh lên tới 120 bé trai/100 bé gái. Trong khi đó mức sinh học bình thường 103 - 106 bé trai/100 bé gái.
Lo lắng cho thực trạng trên, TS Nhạc nói, nếu không kiểm soát được tỉ lệ phụ nữ nhiều hơn nam giới thì khoảng 20 năm nữa sẽ tác động đến an ninh xã hội, phá vỡ cơ cấu gia đình, phụ nữ bị bóc lột tình dục, bất bình đẳng giới xuất hiện, hàng loạt nam giới đến tuổi trưởng thành không lấy được vợ…
Bên cạnh đó, vấn đề chất lượng dân số đã tăng lên tuổi thọ người Việt tăng từ 72 tuổi năm 2005 lên 73,5 tuổi năm 2014 nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh của người Việt Nam khá thấp.
Ông Mai Xuân Phương, Phó vụ trưởng truyền thông - Giáo dục dẫn chứng thêm: Hiện cả nước có 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó hơn 20.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh đang cần được điều trị. Mỗi năm, nước ta ước tính có khoảng hơn 2.000 trẻ sinh ra mang gen bệnh này.
Vì thế, cần phải hiểu dân số gắn với vấn đề phát triển. Để làm được điều này những năm vừa qua tổng cục dân số quyết liệt đầu tư vào 3 đối tượng là tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, ông Phương nói.