Đi làm ngày Quốc khánh 2/9, tiền lương được tính thế nào?

Theo quy định của pháp luật về lao động hiện nay thì việc làm thêm giờ phải đươc sự đồng ý của người lao động.

Tôi là nhân viên của 1 công ty ở TP Hồ Chí Minh. Ngày Quốc khánh 2/9 tôi được công ty cử đi công tác. Vậy cho tôi hỏi: Tôi đi công tác vào ngày nghỉ có được hưởng tiền lương làm thêm giờ và chế độ công tác phí không? Tôi sẽ được nghỉ bù như thế nào?

Độc giả: Kỳ Duyên

tin nhap 20160901155039
Đi làm ngày Quốc khánh 2/9, tiền lương được tính thế nào? - Nguồn: Internet

Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm: Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng cộng với phụ cấp lương.

Căn cứ pháp lý

- Bộ Luật Lao động năm 2012

- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ.

- Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ.

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

- Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở HĐLĐ.

- Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.

- Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động (8 giờ/ngày).

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật Lao động và được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

X

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

X

Số giờ làm thêm

Trong đó:

- Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm).

- Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.

- Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.

- Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

Người lao động hưởng lương ngày là những người có tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày và chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

X

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

X

Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường.

Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.

Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

(

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

+

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

)x

Số giờ làm việc vào ban đêm hoặc Số sản phẩm làm vào ban đêm

Tiền lương để tính tiền làm thêm giờ cho người lao động là tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ. Mà theo quy định, tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở HĐLĐ, bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng cộng với phụ cấp lương (nếu có).

Từ đó có thể hiểu rằng, tiền lương để tính tiền làm thêm giờ cho người lao động là tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ, bao gồm cả mức lương theo công việc hoặc theo chức danh (lương chính) cộng với phụ cấp có tính chất lương (nếu có) đã ghi trong HĐLĐ.

Thời điểm người lao động nghỉ làm vẫn hưởng nguyên lương

Nghỉ phép năm: Theo đó, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Người làm công việc trong điều kiện bình thường, số ngày nghỉ là 12.

Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt (theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành) hoặc lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, số ngày nghỉ hằng năm là 14.

Người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt, số ngày nghỉ hằng năm là 16.

Theo Điều 112, cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng một ngày.

- Nghỉ lễ, tết: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Nếu những ngày nghỉ nêu trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Theo quy định có những ngày nghỉ lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch một ngày (ngày 1/1 dương lịch);

+ Tết Âm lịch 5 ngày;

+ Ngày Chiến thắng một ngày (30/4);

+ Ngày Quốc tế lao động một ngày (1/5);

+ Ngày Quốc khánh một ngày (2/9);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương một ngày (10/3 âm lịch).

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 3 ngày

+ Con kết hôn: nghỉ một ngày

+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 3 ngày.

Đối với các trường hợp nghỉ việc khác, việc nghỉ có hưởng lương hoặc không hưởng lương theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.