Điểm chung bất ngờ giữa tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đặng Minh Trường và câu chuyện các tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam

Theo Nhật báo Nikkei, những tỉ phú này đều lập nghiệp ở nước ngoài trước khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam. Tờ báo cũng nhận định các tập đoàn lớn nhất Việt Nam đang dần trở thành động lực chính dẫn dắt nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của Việt Nam trong vài năm qua đã thu hút sự chú ý của các công ty đa quốc gia trên thế giới. Những tập đoàn tư nhân hàng đầu được sáng lập bởi các tỉ phú Việt Nam đang dần trở thành một thế lực đáng gờm, cản bước tiến nhiều đối thủ nước ngoài. 

Trong số những ngôi sao đang lên không thể không nhắc đến cái tên Vingroup, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và hiện tại đã trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, lấn sân sang lĩnh vực công nghệ mới. 

Gần đây, Vingroup đã cho ra mắt những chiếc TV thông minh có tên là Vsmart, được trang bị nền tảng Google, tranh đua thị phần với những ông lớn nước ngoài nhiều kinh nghiệm như Sony hay Samsung. 

Vingroup được niêm yết trên thị trường chứng khoán địa phương, và có vốn hóa thị trường lên tới 13,7 tỉ USD. Chiếc TV thông minh đầu tiên của hãng được sản xuất tại tổ hợp nhà máy mới ở Khu công nghệ cao Hoà Lạc, gần trung tâm Hà Nội, nơi mà Việt Nam muốn xây dựng thành một trung tâm công nghệ cao. 

Điểm chung bất ngờ giữa tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đặng Minh Trường và tiềm năng của các tập đoàn lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Vingroup của tỉ phú Vượng đã chuyển mình thành một tập đoàn công nghệ, công nghiệp. (Ảnh: Nikkei).

Trong năm 2018, Vingroup cũng đã chuyển sang sản xuất ô tô, với những chính sách thông thoáng từ Chính phủ. Tập đoàn này đã bỏ ra số tiền khoảng 400 tỉ yên cho việc xây dựng nhà xưởng của mình tại thành phố cảng Hải Phòng, với nhiều công nghệ tiên tiến. 

Vingroup cũng bắt tay với các ông lớn nước ngoài như Posco - nhà sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc, BMW và Bosch của Đức, để phát triển công nghiệp ô tô. Trong giai đoạn đầu tiên đi vào hoạt động, Vingroup đã sản xuất các mẫu xe thể thao và xe mui kín. 

Mặc dù doanh số bán ở Việt Nam hiện chỉ khoảng 300.000 xe/năm, nhưng tập đoàn của tỉ phú Phạm Nhật Vượng có kế hoạch sản xuất tới 250.000 xe/năm, và 500.000 xe trong tương lai, với kì vọng một ngày nào đó có thể xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài như Mỹ, EU,…

Người sáng lập và Chủ tịch của Vingroup - Phạm Nhật Vượng, là người giàu nhất Việt Nam, với khối tài sản ròng trị giá khoảng 720 tỉ yên, theo Forbes. Câu chuyện thành công của ông phản ánh cách khởi nghiệp của nhiều tập đoàn lớn Việt Nam, như Vietjet Air, Sun Group hay BRG Group. 

Sự giống nhau giữa các tỉ phú Việt Nam

Điểm chung bất ngờ giữa tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đặng Minh Trường và tiềm năng của các tập đoàn lớn nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Theo Nhật báo Nikkei, nhiều tỉ phú Việt Nam có điểm giống nhau là lập nghiệp ở nước ngoài trước khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam. (Ảnh: NTD).

Đầu tiên, họ đều là những du học sinh từng học tập tại khối nước thuộc Liên Xô cũ. 

Người sáng lập Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, đã từng học tại Moscow, và bắt đầu khởi nghiệp với một nhà hàng ở Ukraine. Ông sớm phát triển việc kinh doanh sang mì ăn liền, và sau đó là phát triển hệ thống máy khử trùng nước để sản xuất mì ăn liền. Năm 2009, ông bán hệ thống khử nước cho Nestle, một công ty thực phẩm, đồ uống đa quốc gia của Thuỵ Sĩ, với giá 150 triệu USD.

Chủ tịch Tập đoàn Sovico, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, cũng từng có thời gian học tập tại Moscow năm 1988. Trong khoảng thời gian đó, bà Thảo khởi nghiệp bằng cách bắt đầu nhập khẩu cao su, máy fax, quần áo và hàng tiêu dùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc để bán tại quê nhà. 

Khi kết thúc khoá học, Nguyễn Thị Phương Thảo đã kiếm được 100 triệu yên. Với số tiền đó, bà cùng chồng thành lập hãng hàng không giá rẻ Vietjet. Hiện Vietjet đã trở thành đối thủ của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines về thị phần.

Một ví dụ khác là ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch của Sun Group, một trong những tập đoàn phát triển du lịch và vui chơi giải trí hàng đầu Việt Nam. Ông Trường cũng đã học tập tại một trường cao đẳng y tế ở Moscow, và sau đó làm việc tại đây một thời gian trước khi về nước. 

Điểm chung bất ngờ giữa tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đặng Minh Trường và tiềm năng của các tập đoàn lớn nhất Việt Nam - Ảnh 3.

Điểm chung thứ hai theo Nikkei là các doanh nhân này đều được hưởng lợi từ sự bùng nổ bất động sản tại Việt Nam. (Ảnh: Nikkei).

Điểm chung thứ hai, theo Nikkei, là các doanh nhân tỉ phú này đều được hưởng lợi từ sự bùng nổ bất động sản tại Việt Nam. 

Đầu những năm 2000, đầu tư vào bất động sản tại quốc gia Đông Nam Á này tăng vọt. Tiếp sau đó là nguồn vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ được rót vào, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007. 

Một báo cáo gần đây của Savills Vietnam, một công ty tư vấn bất động sản, cho thấy giá nhà chung cư ở Hà Nội đã được điều tiết phần nào trong những tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên giá đất tại trung tâm các đô thị lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, giá bất động sản cũng tăng theo, đặc biệt tại các khu du lịch của Đà Nẵng hay Phú Quốc. 

Sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực bất động sản phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tổng sản phẩm quốc nội trong năm nay của Việt Nam được dự báo đạt gần 7%, cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á. 

Một số lượng các tập đoàn đa quốc gia đang rục rịch chuyển các hoạt động sản xuất của họ từ Trung Quốc, sang Việt Nam, để tránh những tác động của thương chiến Mỹ - Trung. 

Chi tiêu tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể, do tầng lớp trung lưu đang nở rộ tại Việt Nam. Aeon, một chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản, vào ngày 5/12/2019 đã khai trương cửa hàng thứ 5 tại Việt Nam, và hãng thời trang nhanh Uniqlo vào ngày 6/12/2019 cũng đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại nước này.

Nổi bật giữa một môi trường kinh tế tích cực, các tập đoàn hàng đầu của Việt Nam đang dần trở thành những lực đẩy chính để dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam. Thách thức chính của những tập đoàn này là cải thiện quản trị doanh nghiệp, và trách nhiệm xã hội để mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.