Điện lực Dầu khí Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng năm 2021 - 2022

Theo HSC, từ cuối năm 2023 - 2024, nhà máy điện khí LNG mới của POW, Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 sẽ đi vào hoạt động và dự kiến tạo ra nguồn lợi nhuận mới cho POW.

CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) mới đây đã đưa ra nhận định về triển vọng kinh doanh năm 2020 - 2025 của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power - Mã: POW).

HSC vẽ bức tranh kinh doanh của PV Power trong 5 năm tới - Ảnh 1.

POW có kinh nghiệm đã làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: NT2).

Lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận năm 2021, 2022

Theo nhận định của HSC, sau khi Cơ quan Quản lí Thông tin Năng lượng của Mỹ điều chỉnh dự báo giá dầu thô năm 2021 - 2022, HSC đã điều chỉnh giảm dự báo giá khí tự nhiên trong năm 2021 - 2022, kéo theo giá bán điện và chi phí sản xuất năm 2021 - 2022 của POW được dự báo giảm.

Năm 2020, HSC dự báo doanh thu năm 2020 của POW đạt 30.892 tỉ đồng, giảm 12,8% so với năm 2019 và lợi nhuận thuần là 1.981 tỉ đồng, giảm 20,5%.

Theo nhận định của HSC, tổng sản lượng tiêu thụ điện của POW sẽ đạt 21.200 triệu kWh, giảm 5,9% so với cùng kì năm ngoái với giá bán điện bình quân được dự báo là 1.362 đồng/kWh, giảm 9%.

Chi phí sản xuất/đơn vị điện cũng được dự báo giảm 7,7% còn 1.174 đồng/kWh. Đồng thời, dự báo POW sẽ trích lập dự phòng 350 tỉ đồng cho khoản phải thu khó đòi từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Cho năm 2021, HSC dự phóng doanh thu của POW khoảng 34.229 tỉ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2020 và lợi nhuận thuần tăng 6,8%, ước đạt 2.115 tỉ đồng. 

Theo HSC, sản lượng tiêu thụ điện năm 2021 của POW sẽ chịu tác động của hiện tượng La Nina bao gồm nhận định sản lượng thủy điện sẽ tăng đáng kể trong năm 2021 và sản lượng tiêu thụ điện của các nhà máy nhiệt điện sẽ giảm do EVN ưu tiên mua điện từ các nhà máy thủy điện giá thấp.

Cụ thể, HSC đưa ra giả định, tổng sản lượng tiêu thụ điện đạt 22.150 triệu kWh, tăng trưởng 4,5%, tương ứng dự báo giá bán diện bình quân sẽ là 1.440 đồng /kWh, tăng 5,7%.

Công ty cũng dự báo chi phí sản xuất/đơn vị điện của POW sẽ đạt 1.267 đồng/kWh, tăng 8,7% so với cùng kì năm trước.

Trong năm tới, HSC dự báo công ty không còn phải trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi từ EVN do giả định đưa ra là hợp đồng mua bán điện (PPA) mới cho nhà máy Cà Mau được kí kết trong năm và EVN sẽ thanh toán các khoản phải thu quá hạn cho POW.

Về triển vọng năm 2022, các giả định chính của HSC đưa ra là tổng sản lượng tiêu thụ điện đạt 23.000 triệu kWh, tăng trưởng 3,8%, giá bán bình quân sẽ là 1.472 đồng/kWh, tăng 2,2% và chi phí sản xuất/đơn vị điện là 1.316 đồng/kWh, tăng 3,1%.

Theo đó, doanh thu năm 2022 và lợi nhuận thuần được dự kiến ở mức 36.736 tỉ đồng và 2.167 tỉ đồng, lần lượt tăng 7,1% và tăng 2,5%.

Nhà máy điện LNG mới hỗ trợ lợi nhuận giai đoạn 2023 - 2025

Theo HSC, từ cuối năm 2023 - 2024, nhà máy điện LNG mới của POW, Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, sẽ đi vào hoạt động và là nguồn lợi nhuận thuần và doanh thu thuần mới của POW.

Ngoài ra, HSC cũng cho rằng POW trong dài hạn sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu điện ngày càng tăng và tình trạng thiếu điện kéo dài của Việt Nam, và các nhà máy điện của công ty sẽ luôn chạy với hiệu suất sử dụng cao với giá bán điện hấp dẫn.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.