Điệp Sơn: Hòn đảo mà trai gái chẳng dám yêu nhau

Không người dân nào trong vùng trả lời được câu hỏi vì sao có thủy đạo độc đáo này, nhưng nhờ có con đường này mà thời gian di chuyển qua ba hòn đảo được rút xuống đáng kể.

Con đường kỳ lạ nối liền ba hòn đảo

Thủy đạo độc đáo này dài khoảng 700m nối liền giữa ba hòn đảo thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) là Điệp Sơn (hòn Bịp), hòn Quạ và Hòn Ó (trên bản đồ gọi là hòn Dút). Con đường này không có tên riêng trên hải đồ toàn quốc dù đã xuất hiện từ hàng trăm năm về trước. Chỉ biết rằng, trên con đường này, nếu ban ngày có nước thì ban đêm sẽ khô cạn và ngược lại.

kham pha diep son hon dao ma trai gai khong dam yeu nhau
Du khách đến với thủy đạo khi còn ngập nước.

Người dân địa phương cho biết, thông thường, nước ngập sâu không quá đầu gối, nước biển buổi sáng rất trong, buổi chiều thường đục. Vào khoảng khoảng thời gian 14h – 15h hàng ngày, thủy đạo sẽ mở ra với chiều rộng khoảng 10m, lộ rõ cát biển và đá ngầm để người dân đi lại. Ban đêm di chuyển trên con đường này, bàn chân sẽ phát sáng vì tảo biển bám vào. Trẻ con trên đảo đứa nào cũng đen nhẻm, giỏi bơi lặn và thủy đạo này chính là nơi vui chơi, gắn liền với ký ức tuổi thơ của các em.

kham pha diep son hon dao ma trai gai khong dam yeu nhau
Trẻ em kiếm sống trên thủy đạo

Nếu không có thủy đạo, hành trình di chuyển giữa 2 bờ của chuỗi 3 đảo: Điệp Sơn, hòn Ó, hòn Dút sẽ kéo dài thêm khoảng 20 - 30 phút với các loại ghe gỗ chuyên dùng trong việc đánh cá. Thủy đạo này cũng giúp người dân sử dụng thuyền thúng trở nên đơn giản hơn, chỉ cần mất chút sức lực kéo thuyền sang bờ bên kia. “Tôi phải mất rất nhiều thời gian để di chuyển vòng quanh đảo bằng thuyền thúng. Thay vì đó, chỉ cần kéo thuyền qua bên kia thủy đạo là được”, một người dân đang kéo thuyền thúng sang bên kia thủy đạo cho biết. Cư dân Điệp Sơn vẫn thường dựa vào thủy đạo đi lại giữa các đảo nhằm bắt ốc, lượm củi… cải thiện cuộc sống. Đi cano từ đất liền đến Điệp Sơn, thủy đạo hiện rõ dưới làn nước biển trong xanh vời vợi.

kham pha diep son hon dao ma trai gai khong dam yeu nhau
Kéo thuyền thúng sang bên kia thủy đạo.

Không người dân nào trong vùng trả lời được câu hỏi vì sao lại có thủy đạo này. “Điều này các anh phải hỏi những nhà khoa học chứ, chúng tôi làm sao mà biết được”, họ luôn trả lời như vậy mỗi khi có người đặt câu hỏi. Người dân cũng chẳng rõ thủy đạo có từ khi nào dù hàng trăm năm qua đã thấy nó. Mỗi khi tới đây, du khách thường cùng người dân trong vùng bắt ốc, bắt cá, ngồi nhậu trên bờ.

Dân cư trên đảo không dám kết hôn vì cận huyết thống

Chính quyền trên đảo cho biết, Điệp Sơn có 84 hộ với khoảng 400 dân, đã sinh sống được 5-6 đời trên đảo. Trai gái trên đảo ít yêu nhau nhằm tránh hôn nhân cận huyết vì phần lớn là họ hàng. Ông Phạm Văn Lanh, một người dân trên đảo Điệp Sơn cho biết: “Đương là nhiên là có họ hàng với nhau thì không yêu, lấy nhau được. Người dân trên đảo là anh em, họ hàng nhiều lắm!”

Theo người dân ở Điệp Sơn, tình hình an ninh trật tự trên đảo rất tốt. “Lấy trộm thì làm sao mà bán được, chỉ cần báo với công an viên trên đảo là không gì rời khỏi đảo được”, chị Oanh , người dân Điệp Sơn chia sẻ. Trước kia trên đảo có rất nhiều cây dừa cao, “đêm 30 Tết không nhìn rõ bầu trời, tối đen như mực vì dừa cao che khuất, nay thì chặt bớt rồi, còn lại không nhiều”, ông Lanh cho biết.

“Trái tim ánh sáng” của đảo nằm tại căn nhà tạm rộng chỉ vài mét vuông. Nơi đây có một máy phát điện đã cũ kỹ, đen đi vì khói, dầu và gió biển. Ở Điệp Sơn chỉ có điện từ 18 – 21h hàng ngày. Tiền mua xăng dầu chạy máy phát điện được người dân tự đóng góp. Mỗi hộ dân dùng 2 bóng điện và 1 ti vi cả tháng trả 120 ngàn tiền điện. Bộ phận nhỏ dân cư trong vùng có máy phát điện riêng phục vụ nhu cầu gia đình và du khách.

kham pha diep son hon dao ma trai gai khong dam yeu nhau
Ông Lanh trưởng thôn bên cạnh máy phát điện của đảo.

Trước kia, người Điệp Sơn chỉ sống dựa lưng vào núi bằng nghề phát rẫy làm ngô, làm khoai mỳ. Nay đã có tàu cá đánh bắt gần bờ và nuôi trồng hải sản, người dân không còn sống dựa vào núi rừng, trên núi chỉ còn 1, 2 hộ ở lại. Bờ rạn quanh đảo trở thành đê bao tự nhiên ngăn nước biển xâm thực. Tình trạng nổ mìn đánh bắt cá nay đã không còn vì người dân đã thay đổi nhận thức về việc này. Theo đó, lượng cá biển đã ổn định lại và nguồn sống của người dân ngày càng được đảm bảo hơn.

Nước ngọt tự nhiên không bao giờ thiếu ở Điệp Sơn dù hạn hán, khô hạn kéo dài hay nước biển xâm nhập mặn. Người dân trên đảo cho biết, đảo hiếm có thời gian lâm vào tình trạng nhiễm mặn nguồn nước ngầm.

Điệp Sơn có một đặc sản thực vật là cây ghẹo, mọc ngay gần cầu cảng. Người dân trên đảo thường nhặt quả ghẹo để nướng ăn để tránh bị say sóng. Cây ghẹo, cây bàng, cây dừa là những cây cao nhất trên đảo.

Như bao làng quê Việt Nam khác, Điệp Sơn cũng có đình thờ. Nền đình cũ làm bằng đá san hô hiện vẫn còn dấu tích. Đây là nơi cổ xưa nhất của hòn đảo, thờ tiền hiền và cá ông (người dân ở đây không dám gọi là cá voi).

Điệp Sơn không chỉ là nơi người dân sinh sống, làm ăn mà còn là nơi chứng kiến tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình của những du khách ghé thăm.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.