Điều chuyển xe khách: Các bến xe kết nối bằng tuyến buýt nào?

Sở GTVT Hà Nội có thông báo hướng dẫn hành khách đi xe buýt kết nối giữa các bến xe sau khi điều chuyển xe khách.
 
dieu chuyen xe khach cac ben xe ket noi bang tuyen buyt nao
Sau khi điều chuyển luồng tuyến xe khách, nhu cầu đi xe buýt của người dân giữa các bến xe có thể sẽ tăng lên. Ảnh: Đoàn Lê

Ngày 1/1/2017, Sở GTVT Hà Nội đã có thông báo hướng dẫn hành khách đi xe buýt kết nối giữa các bến xe ở Hà Nội sau khi xe khách điều chuyển luồng tuyến cụ thể như sau:

Từ bến xe Giáp Bát đi bến xe Gia Lâm đi các tuyến buýt 03 (A,B) và tuyến 42; đi bến xe Yên Nghĩa bằng các tuyến 21A và 37; đi bến xe Mỹ Đình bằng tuyến 16 và 29; đi bến xe Nước Ngầm bằng tuyến 06 (A,B,C,D,E), 08, 16 và 21B. Từ bến xe Giáp Bát vào trung tâm thành phố có các tuyến 25, 28, 29, 32 và 41.

Từ bến xe Mỹ Đình đi bến xe Giáp Bát có các tuyến 16 và 29; đi bến Nước Ngầm có các tuyến 16, 60 (A,B); đi bến Yên Nghĩa bằng tuyến 33; đi bến Gia Lâm bằng tuyến 34. Từ bến Mỹ Đình đi vào trung tâm thành phố có các tuyến 30, 44 và 46.

Từ bến xe Gia Lâm đi bến Mỹ Đình có tuyến 34; đi bến Giáp Bát có các tuyến 03 (A,B) và 42; đi bến Yên Nghĩa có tuyến 01; đi bến Nước Ngầm có các tuyến 03 và 42. Từ bến Gia Lâm đi trung tâm thành phố có tuyến 22 (A,B).

Từ bến xe Yên Nghĩa đi bến Mỹ Đình có tuyeesn33; đi bến Giáp Bát có các tuyến 21 (A,B) và 37; đi bến Gia Lâm có tuyến 01; đi bến Thường Tín có tuyến 62; đi bến Nước Ngầm có các tuyến 37 và 21B. Từ bến Yên Nghĩa đi vào trung tâm thành phố có các tuyến 02 và 27.

Từ bến xe Nước Ngầm đi bến Mỹ Đình có các tuyến 16 và 60 (A,B); đi bến Yên Nghĩa có tuyến 21B; đi bến Giáp Bát có các tuyến 06 (A,B,C,D,E), 08, 16 và 21B; đi bến Gia Lâm có các tuyến 06 (A,B,C,D,E), 08, 16 và 21B. Từ bến xe Nước Ngầm vào trung tâm thành phố có tuyến 04.

dieu chuyen xe khach cac ben xe ket noi bang tuyen buyt nao
Một số tuyến xe ở Mỹ Đình sẽ bị điều chuyển từ 0h đêm nay. Ảnh: Đoàn Lê

Trước đó, ngày 30/12, Bộ GTVT đã có công văn số 15792/BGTVT-VT gửi UBND TP Hà Nội. Theo đó, Bộ thống nhất với phương án điều chỉnh luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh (VTHKLT) giai đoạn trước mắt của Thành phố Hà Nội.

Ngày 28/12, UBND TP Hà Nội đã có Tờ trình số 156/TTr-UBND về việc sắp xếp điều chuyển các tuyến VTHKLT bằng xe ô tô trên địa bàn TP gửi Bộ GTVT. Trong đó nêu phương án điều chuyển cụ thể 691 nốt với 20.396 chuyến xe/tháng. Phương án đã được Bộ GTVT thống nhất, cụ thể: Các tuyến theo hướng cầu Thanh Trì, QL5, QL5B đi: Hải Dương, Hưng Yên đang hoạt động tại Bến xe Mỹ Đình gồm 10 nốt, tần suất 300 chuyến/tháng sẽ chuyển về Bến xe Gia Lâm. Các tuyến từ Bến xe Mỹ Đình theo đường Hồ Chí Minh, QL6 đi các huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát (Thanh Hóa); Nho Quan (Ninh Bình); từ Bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát đi Sơn La, Điện Biên; từ Bến xe Gia Lâm đi Sơn La chuyển về Bến xe Yên Nghĩa. Tổng số 48 nốt, 1.350 chuyến tháng. Các tuyến theo QL32, cầu Thăng Long đang hoạt động tại Bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát chuyển về Bến xe Mỹ Đình gồm có: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Tổng số 123 nốt, 3.534 chuyến/tháng. Các tuyến phía Nam đi theo QL1, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đang hoạt động tại Bến xe Mỹ Đình chuyển về Bến xe Nước Ngầm gồm: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa (đi QL1A); Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk. Tổng số 490 nốt, 14.612 chuyến/tháng. Các tuyến đi theo QL1, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Hà Nam đang hoạt động tại Bến xe Mỹ Đình chuyển về Bến xe Giáp Bát gồm 20 nốt, 600 chuyến tháng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.