Do dự với tiêm chủng vắc xin Covid-19 gây ra hậu quả gì?

Sự do dự, từ chối tiêm chủng vắc xin (dù sẵn có) là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Nhiều người trên thế giới do dự, từ chối tiêm chủng vắc xin Covid-19

Julia Wei, một bà mẹ ở Thượng Hải, Trung Quốc luôn theo dõi tình hình phát triển vắc xin Covid-19. Là một người thường đi công tác, bà tin rằng chỉ có vắc xin mới là chìa khóa để kinh tế và xã hội có thể trở lại bình thường.

Tuy nhiên, khi có bốn trong bảy ứng cứ viên vắc xin tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng để được phê duyệt, Wei cho biết bà và con gái sáu tuổi sẽ không dễ dàng tự nguyện đi tiêm chủng, theo South China Morning Post.

Người dân Trung Quốc biết tin một loại văc xin có thể được phân phối vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

"Giới truyền thông đưa tin rằng việc phát triển vắc xin thường mất nhiêu năm, nhưng với vắc xin COVID-19, người ta chỉ cần vài tháng. Như vậy là quá nhanh. Tôi không muốn trở thành chuột thí nghiệm. Tôi không phản đối vắc xin, nhưng tôi sẽ chỉ dùng khi biết chắc chắn chúng an toàn và hiệu quả", Wei tâm sự.

Sự do dự về việc sử dụng vắc xin Covid-19 cũng xuất hiện ở các nước khác. Trong một cuộc khảo sát mà công ty Gallup công bố vào tháng này, hơn 35% người Mỹ tiết lộ họ không muốn tiêm vắc xin, ngay cả khi Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chấp thuận và cung cấp miễn phí vắc xin.

Một cuộc khảo sát tương tự của Viện Angus Reid ở Canada cho thấy khoảng 32% số người tham gia khảo sát chưa chắc chắn sử dụng vắc xin hay không, trong khi 14% khác nói rằng họ sẽ không tiêm chủng vắc xin.

Một vắc xin "không hoàn hảo" vẫn có thể giúp ích cho cộng đồng

Hậu quả của việc do dự tiêm chủng vắc xin COVID-19 - Ảnh 1.

Các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng mong muốn mọi người không do dự trong việc tiêm chủng để ngăn chặn đại dịch. (Ảnh: Xinhua).

Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm ngoái đã tuyên bố sự do dự, từ chối tiêm chủng vắc xin (dù sẵn có) là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.

Ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố do dự tiêm chủng - sự miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm chủng bất chấp sự sẵn có của vắc xin - một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu vào năm ngoái.

Ví dụ, các ca bệnh sởi trên thế giới vẫn đang tăng. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp này đều là do sự do dự hay từ chối vắc xin, nhưng một số quốc gia gần như loại bỏ căn bệnh này đã phải chứng kiến sự bùng phát trở lại của nó.

Theo Forbes, các nhà khoa học cho rằng việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỉ lệ tiêm vắc xin phòng sởi không đạt yêu cầu và sẽ để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vắc xin sởi thông thường.

Các chuyên gia về vắc xin nói rằng họ hiểu lí do một số người lại do dự, đồng thời cho rằng người dân không nên quá lo lắng. Wilbur Chen, giáo sư y khoa tại Đại học Y Maryland, cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có sự cắt giảm trong quá trình phê duyệt và cấp phép vắc xin vì hướng dẫn của Cơ quan Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ về phê chuẩn vắc xin Covid-19 là rõ ràng và toàn diện. 

Giáo sư Chen nói: “Mọi người không nên lo lắng về tính an toàn hoặc hiệu quả của vắc xin Covid-19 nếu chúng được cấp phép dựa trên cơ sở các nghiên cứu có kết quả tốt và tuân thủ các hướng dẫn của FDA".

Chen nói thêm rằng có thể những tác dụng phụ ngoài ý muốn rất hiếm gặp sẽ được phát hiện sau khi một loại thuốc được cấp phép. Vấn đề ấy không chỉ xuất hiện ở vắc xin Covid-19 mà có thể xảy ra với bất kì loại thuốc hoặc vắc xin nào. 

Stephen Evans, giáo sư dược lí học tại Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, tin rằng các cơ quan quản lí ở Anh hoặc Liên minh châu Âu sẽ không chấp thuận một loại vắc xin nếu không thực sự chứng minh được về hiệu quả. 

"Tôi nghĩ rằng tốc độ phát triển vắc xin phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và tôi không thấy sự thiếu sót nào trong quá trình phát triển, ít nhất là tới hiện tại, giáo sư Evans nói. "Điều quan trọng là các kết quả tốt trong các cuộc thử nghiệm, thể hiện tính hiệu quả cũng như độ an toàn".

Ngoài sự không tin tưởng vào chính phủ, các tổ chức nghiên cứu hoặc các vấn đề về tiêm chủng, các chuyên gia cũng lo ngại về một bộ phận dân chúng cảm thấy việc tiêm chủng là không đáng khi một loại vắc xin không có hiệu quả cao.

Yêu cầu của Trung Quốc về tính hiệu quả của vắc xin tối thiểu là 50%, nghĩa là vắc xin sẽ bảo vệ một nửa số người được tiêm, phù hợp với các tiêu chuẩn do WHO và FDA đặt ra, và gần bằng với vắc xin cúm theo mùa. Và giống như tiêm phòng cúm, mọi người có thể nghĩ rằng vắc xin này không đáng để tiêm.

Nhưng theo các chuyên gia, việc tiêm phòng không chỉ quan trọng để bảo vệ bản thân mà còn cho cả cộng đồng. Khi một tỉ lệ dân số nhất định trở nên miễn dịch với một bệnh truyền nhiễm, thường là thông qua vắc xin, điều này sẽ tạo ra một lá chắn để ngay cả khi có ca nhiễm, mầm bệnh cũng không thể lây lan trong cộng đồng (hay còn gọi là miễn dịch cộng đồng) giúp bảo vệ những người chưa tiêm chủng và những người có hệ thống miễn dịch yếu. 

Giáo sư Chen nói rằng ngay cả khi một loại vắc xin chỉ có hiệu quả trung bình, việc tiêm chủng vẫn sẽ giúp ích cho cộng đồng. “Càng nhiều người dùng vắc xin sẽ càng cải thiện hiệu quả chống dịch bệnh của cộng đồng. Vì vậy, sự chần chừ với tiêm chủng sẽ là một trong những trở ngại gây ra sự chậm trễ cho việc mở cửa trở lại", giáo sư cho hay.

Ông nói thêm rằng đối với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh, việc tiêm chủng vẫn có ý nghĩa vì các biện pháp như phong tỏa, cách li toàn xã hội, đeo khẩu trang... chỉ là các biện pháp ngắn hạn, thậm chí các quốc gia đó vẫn có những đợt bùng phát dịch mới.

“Do đó, giải pháp dài hạn duy nhất cho phép đất nước có thể mở cửa trở lại một cách an toàn là tiêm chủng trên diện rộng bằng các loại vắc xin hiệu quả,” giáo sư Chen nói. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.