Đô thị Bắc Giang dự kiến lên thành phố loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2030

Đô thị Bắc Giang bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của TP Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện hữu, với quy mô khoảng 25.830 ha, trong đó TP Bắc Giang 6.656 ha; huyện Yên Dũng 19.174 ha.

Một góc TP Bắc Giang. (Ảnh: Báo Bắc Giang).

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng, ngày 28/11, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045.

Theo đại diện đơn vị tư vấn (Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia phối hợp với AREP, Pháp) , phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của TP Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện hữu (đô thị Bắc Giang).

Ranh giới phía đông giáp huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía tây giáp huyện Việt Yên; phía nam giáp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Sông Cầu); phía bắc giáp huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên.

Diện tích lập quy hoạch khoảng 25.830 ha, trong đó TP Bắc Giang 6.656 ha; huyện Yên Dũng 19.174 ha.

Mục tiêu quy hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng chiến lược của Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan để xây dựng và phát triển đô thị Bắc Giang trở thành một đô thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía đông bắc của vùng Thủ đô Hà Nội.

Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I (thành phố trực thuộc tỉnh), trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang. Là đô thị xanh và thông minh, trung tâm phát triển của vùng trọng điểm kinh tế (vùng tây nam của tỉnh).

Theo Đồ án, không gian đô thị Bắc Giang định hướng phát triển theo mô hình 3 cực phát triển đô thị và các trung tâm kết nối thông qua ba hành lang giao thông là các tuyến đường vành đai; khai thác tối đa không gian cảnh quan tự nhiên hai bên bờ sông Thương và núi Nham Biền.

Cùng với đó, phát triển các trung tâm cấp vùng về đổi mới sáng tạo, dịch vụ thương mại, công nghiệp công nghệ cao; chia sẻ, hỗ trợ chức năng về kinh tế - văn hóa với vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối phát triển với các địa phương trong vùng Đông Bắc Bộ.

Trong Đồ án, tư vấn đề xuất định hướng phát triển các phân khu chức năng đô thị. Cụ thể, đến năm 2045, khu vực nội thị có tổng diện tích khoảng 18.451 ha chiếm hơn 71%. Trên cơ sở kế thừa các phân khu theo Quy hoạch chung 2017 và hướng phát triển đô thị đa trung tâm, khu vực nội thị được chia thành 9 phân khu đô thị.

Khu vực ngoại thị có tổng diện tích là 7.380 ha chiếm gần 29%, được chia thành 7 xã. Định hướng xây dựng phát triển các khu vực dân cư nông thôn gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương, trên cơ sở bổ sung các tiêu chí về xã nông thôn mới và tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao.

Tại hội nghị, các thành viên Hội đồng đều nhất trí đánh giá cao chuyên môn của đơn vị tư vấn. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng cho ý kiến về một số nội dung cần rà soát, bổ sung gồm về hạ tầng cấp điện (ý kiến của Bộ Công thương), về các nội dung liên quan đến đường bộ và đường sắt (ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải). 

CÙng với đó là phương án sắp xếp các đơn vị hành chính của đô thị Bắc Giang cho phù hợp với các tiêu chí của đô thị loại II, hướng tới trở thành đô thị loại I trong tương lai không xa (ý kiến của Bộ Nội vụ)... 

chọn
Cẩn trọng bẫy 'liều ăn nhiều' với đất nền chưa xong pháp lý
Theo chuyên gia Batdongsan.com, lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro lớn. Nếu đón đầu thành công, các lô đất nền chưa xong pháp lý sẽ mang lại nhiều lợi nhuận vì giá mua vào thấp hơn 20-40%. Song, phần nhiều các lô đất chưa được cấp sổ là do vướng nhiều vấn đề phức tạp, dính quy hoạch… Người mua nên tránh bẫy “liều ăn nhiều”.