Doanh nghiệp nào trúng sơ tuyển nhiều dự án cao tốc Bắc - Nam nhất?

Tập đoàn CIENCO4 là doanh nghiệp nằm trong các liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển nhiều nhất, khi có mặt tại 7 dự án cao tốc Bắc - Nam.
Doanh nghiệp nào trúng sơ tuyển nhiều dự án cao tốc Bắc - Nam nhất? - Ảnh 1.

Kết thúc sơ tuyển, 7 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam có tối thiểu 2 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, gồm: Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Phan Thiết - Dầu Giây. Còn lại, một dự án thành phần đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (Ảnh minh họa).

Bộ GTVT vừa hoàn thành công tác sơ tuyển nhà đầu tư của 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư bằng hình thức đối tác công tư (PPP) theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội.

Kết quả cho thấy, 7 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam có tối thiểu 2 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, gồm: Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Phan Thiết - Dầu Giây. Còn lại, một dự án thành phần đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư qua sơ tuyển.

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, trong 18 nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển tại 7 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm có số lượng nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển nhiều nhất với 5 nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư.

Về phía các doanh nghiệp tham gia sơ tuyển, Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 là doanh nghiệp nằm trong các liên danh nhà đầu tư trúng tuyển nhiều nhất, khi có mặt tại 7 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam.

Cụ thể, tại dự án Mai Sơn - QL45, CIENCO4 liên danh với Công ty CP Tập đoàn Thành Công và Công ty CP Hyundai Thành Công; dự án QL45 - Nghi Sơn (Cienco4 - Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình - Công ty CP Phát triển xây dựng và Thương mại Thuận An - Công ty CP Tập đoàn Tân Thành Đô - Công ty CP Xây dựng giao thông 18); dự án Nha Trang - Cam Lâm (CIENCO4 - Công ty CP phát triển xây dựng và thương mại Thuận An - Công ty CP Tập đoàn Tân Thành Đô),…

Đứng thứ hai là Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) khi nằm trong thành viên của các liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển tại 5 dự án (Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Phan Thiết - Dầu Giây). Tiếp theo là Tập đoàn Đèo Cả (3 dự án), Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (2 dự án),…

Bộ GTVT cho biết, đối với 7 dự án có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, theo quy định của Luật Đấu thầu, sẽ tiếp tục triển khai bước đấu thầu. Theo kế hoạch, Bộ GTVT sẽ phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư trong tháng 5/2020, thời gian tối thiểu theo quy định để triển khai giai đoạn đấu thầu khoảng 6 tháng.

Đối với dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (Vĩnh Hảo - Phan Thiết), Bộ GTVT cho biết, theo quy định tại Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội, dự án cao tốc Bắc - Nam dài 654km, được chia thành 11 dự án thành phần, gồm 3 dự án đầu tư công (Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - Lam Sơn, cầu Mỹ Thuận 2), còn lại 8 dự án thực hiện theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Dự án có tổng mức đầu tư 102.513 tỉ đồng, gồm 51.702 tỉ đồng vốn BOT và 50.812 tỉ đồng vốn Nhà nước.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.