Doanh nghiệp Việt kinh doanh ra sao sau khi về tay người Thái?

Người Thái đang dần dần tham gia vào nhiều lĩnh vực trên thị trường Việt Nam, từ sản xuất đến tiêu dùng.

Những cuộc thâu tóm của người Thái không thể kể đến các thương vụ lớn như Sabeco và Nhựa Bình Minh. Vậy những doanh nghiệp này ra sao kể từ khi về tay người Thái?

avatar_1574951389262

Doanh nghiệp Việt ra sao từ khi về tay người Thái? (Ảnh: VOA).

Sabeco làm giàu cho tỷ phú Thái

Cuối năm 2017, Tổng CTCP Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) chính thức về tay Tập đoàn Thaibev của tỉ phú Charoen Sirivadhanabhak. Theo báo cáo được công bố vào ngày 30/09, Tập đoàn Thaibev hiện đang sở hữu 53,58% vốn cổ phần Sabeco. Và Sabeco cũng trở thành động lực tăng trưởng chính cho tập đoàn Thaibev trong niên độ tài chính 10/2018-09/2019.

Cụ thể, trong niên độ tài chính trên, Tập đoàn Thaibev ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận với mức tăng trưởng 16% về doanh thu và hơn 33% về lợi nhuận ròng. 

Đáng chú ý, đối với mảng Bia quốc tế, doanh thu bán hàng của Sabeco tăng trưởng 44%, đóng góp chính trong kết quả kinh doanh của Thaibev. Thaibev cho biết nếu ngoại trừ Sabeco thì doanh thu bán hàng ở mảng này giảm so với cùng kỳ do hoạt động ở một số nước Asean suy yếu.

Doanh nghiệp Việt kinh doanh ra sao sau khi về tay người Thái? - Ảnh 2.

Nguồn: NCĐT tổng hợp.

Về phần mình, Sabeco luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm.  Xét trong 7 quý gần nhất, biên lãi gộp của Sabeco luôn trên mức 20%. Lãi sau thuế luôn duy trì ở mức cao và duy trì mức tăng trưởng so với cùng kì năm trước. 

Gần nhất, quý III/2019, doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ cũng như từ hoạt động tài chính của Sabeco đều ghi nhận kết quả tích cực. Tổng kết quý III/2019, Sabeco ghi nhận hơn 1.400 tỉ đồng lãi sau thuế, tăng hơn 41% so với cùng kì năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, lãi sau thuế cũng tăng gần 30% so với cùng kì năm trước.

Doanh nghiệp Việt kinh doanh ra sao sau khi về tay người Thái? - Ảnh 3.

Về triển vọng của Sabeco trong tương lai, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá kế hoạch tái tung bia 333 trong thời gian tới tiếp tục củng cố sức mạnh cho danh mục thương hiệu của Sabeco. 

VCSC cho rằng định vị của 333 có thể sẽ dần được cao cấp hóa để giúp Sabeco tăng cường sự hiện diện trong phân khúc cận cao cấp/cao cấp. Ngoài ra, giá bán tăng và tối ưu hóa chi phí tiếp tục hỗ trợ biên lợi nhuận của mảng bia. VCSC dự báo biên lợi nhuận gộp mảng bia sẽ tăng lên 30,6% trong quý IV/2019. 

Việc biên lãi gộp tăng này sẽ đến từ giá bán/cơ cấu sản phẩm cải thiện, các giải pháp tối ưu hóa chi phí cũng như giá nguyên liệu thô thuận lợi hơn trong năm 2020.

Nhựa Bình Minh nhờ người Thái mà "thay đổi cuộc chơi"

Đối với ngành Nhựa, người Thái cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi sở hữu vốn cổ phần tại 2 “ông lớn” là Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh.

Cụ thể, trước đây, Tập đoàn Siam Cement Group - SCG của Thái Lan đã nắm cổ phần ở cả Nhựa Tiền Phong (HNX: NTP) và Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP). 

Năm 2018, SCG lựa chọn BMP để làm công ty hạ nguồn trong chuỗi giá trị ngành nhựa của mình bằng cách thoái vốn khỏi NTP, đồng thời mua lại cổ phần kiểm soát tại BMP thông qua đợt thoái vốn của SCIC. Tập đoàn SCG của Thái Lan hiện tại nắm giữ hơn 54,4% cổ phần của BMP thông qua Nawaplastics Industries, đây là công ty con của Tập đoàn SCG.

Doanh nghiệp Việt kinh doanh ra sao sau khi về tay người Thái? - Ảnh 4.

Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đánh giá với việc là mắt xích cuối trong chuỗi giá trị ngành nhựa của SCG, BMP có thể tận dụng được lợi thế về mặt quản trị và cách thức điều hành mạng lưới phân phối của công ty mẹ.

Bên cạnh đó, SCG còn có dự án hóa dầu Long Sơn (LSP), được khởi công từ tháng 02/2018 (100% sở hữu của SCG) tại Vũng Tàu, dự kiến hoàn thành 2023. Khi hoàn thành, LSP được hứa hẹn sẽ là nhà cung cấp lớn cho BMP hạt nhựa PVC, HDPE, góp phần giúp BMP có thể chủ động hoàn toàn nguồn nguyên vật liệu mà không phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

Doanh nghiệp Việt kinh doanh ra sao sau khi về tay người Thái? - Ảnh 5.

Nguồn: NCĐT tổng hợp.

Việc định hướng trong tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phần nào thể hiện ở kết quả kinh doanh của BMP trong những giai đoạn qua. Xét trong 7 quý gần nhất, BMP có kết quả kinh doanh khá ổn định, biên lợi nhuận luôn đạt trên mức 22,9%, mặc dù có thấp hơn so với NTP nhưng vượt trội hơn về tính ổn định. 

Quý III/2019, BMP ghi nhận hơn 120 tỷ đồng lãi sau thuế, nhích nhẹ hơn 4% so với cùng kì năm trước.

Không chỉ dừng lại ở rượu bia và nhựa, gần đây, dư luận bắt đầu xôn xao với thông tin người Thái nắm giữ hơn 34% vốn cổ phần tại Nhà máy nước Sông Đuống và có số lượng người trong ban quản trị “áp đảo” so với người Việt.



chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.