Dự án bất động sản 'bánh vẽ' Đông Nam bộ: Dân sập bẫy, mất tiền tỉ

Hàng loạt dự án bất động sản (BĐS) nở rộ ở Long An, Bình Dương và TP HCM chưa đủ căn cứ pháp lí đã được rao bán rầm rộ. Không ít khách hàng ngậm đắng nuốt cay khi mua trúng các dự án “ma” này.

Lừa đảo khắp nơi?

Cty Đầu tư xây dựng và dịch vụ địa ốc Điền Gia (Cty Điền Gia), chủ đầu tư Dự án KDC Gia Phát tại Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP HCM đã thu của rất nhiều người dân mua đất hàng chục tỉ đồng. Nạn nhân đi khắp nơi nhờ giải quyết vẫn không được kết quả gì.

Mới đây, họ đến báo Tiền Phong kêu cứu. Theo những khách hàng này, sau khi đóng tiền mua đất nền từ dự án của Cty Điền Gia và phát hiện đây là dự án “bánh vẽ”, họ đã đến đòi tiền lại. Thế nhưng, nhiều lần liên hệ với chủ đầu tư để hỏi về giấy tờ thì nhận được lời hứa... “sắp có sổ đỏ”.

Theo bà N.T.L. vào tháng 6/2017, qua Cty Điền Gia, đại diện pháp luật là ông Trần Thiên Quảng, chủ đầu tư Dự án KDC Gia Phát đang bán hơn 70 nền đất. Bà L. đặt cọc 300 triệu đồng một nền đất... “Người nhận tiền của chúng tôi là ông Trương Thanh Phong, quê ở Long An. Ông Phong đã thu tiền đặt cọc của khách hàng và sau đó cam kết đến ngày 31/7/2017 sẽ giao đất có sổ đỏ để chúng tôi xây dựng nhà”- bà L. nói thêm.

Đến hết năm 2017, ông Phong vẫn không thực hiện những điều như đã cam kết và lại hẹn khách hàng đến tháng 3/2018 sẽ hoàn tất những điều cam kết nêu trên. Ông Phong tiếp tục lần lữa hẹn khách hàng mua đất đến 31/12/2018 sẽ hoàn tất mọi thủ tục và giao sổ đỏ cho khách hàng.

Tuy nhiên, đến nay nhiều khách hàng mua đất tại dự án này chưa nhận được thêm một phản hồi nào cụ thể về việc giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án.

“Việc không giao đất cho chúng tôi, chủ đầu tư lại cố tình lấp liếm việc trả lại tiền cọc cũng như bồi thường thiệt hại cho người mua. Khi chúng tôi nói sẽ đưa vụ việc ra tòa để giải quyết thì ông Phong lại thách thức”- khách hàng nói.

Từ thông tin của hàng chục người dân, PV đã vào cuộc xác minh và thấy, Dự án KDC Gia Phát được rao bán tràn lan từ tháng 3/2017, song thực tế nơi đây vẫn chỉ là một bãi đất trống san ủi trên nền đất lúa và hiện nay để mặc cho cỏ hoang.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Phòng Quản Đô thị huyện Hóc Môn, khẳng định các thửa đất trong khu đất được gọi là Dự án KDC Gia Phát mà người dân cung cấp là đất ở nông thôn có diện tích 7.205,6m2. “Sau khi người dân thông tin mua dự án này thì đầu năm 2019 chính quyền huyện Hóc Môn xác minh là khu đất này không có dự án nào được phê duyệt”- đại diện phòng Quản lí Đô thị cho hay.

Các dự án “bánh vẽ” không chỉ giăng bẫy ở TP HCM. Theo tìm hiểu của chúng tôi, Dự án Golden Star Riverside do Cty Cổ phần Địa ốc Thành Nam làm chủ đầu tư và phát triển tại mặt tiền tỉnh lộ 824, thị trấn Đức Hòa, tỉnh Long An. Dự án này đang được tiếp thị và chào bán với những mỹ từ “có cánh”. Thế nhưng, UBND huyện Đức Hòa khẳng định không có dự án này trên địa bàn được cấp phép.

Thực tế, Dự án Golden Star Riverside, với tên gọi Ngôi sao Vàng bên bờ sông được quảng cáo có tổng diện tích 30 ha. Được phân ra 1.000 nền đất, 100 shophouse, 50 nhà phố và biệt thự sở hữu thiết kế sang trọng, đẳng cấp.

Hiện trên thị trường dự án được chào bán giai đoạn 1 với 600 nền và 100 shophouse cùng 50 nhà phố, còn giai đoạn 2 với 250 nền. Để thu hút nhà đầu tư xuống tiền đầu tư, các “mỹ từ” được sở hữu như: Vị trí mặt tiền tỉnh lộ ĐT 824 cực đẹp, dễ dàng kết nối liên vùng, trong phong thủy, vị trí này được tin là sẽ mang lại “Vượng trạch - Sinh tài” cho chủ nhân.

Đặc biệt, dự án Golden Star Riverside được nhấn mạnh về tính pháp khi chủ đầu tư cho rằng, “tất cả các nền đất thuộc dự án khi được giới thiệu đến quý khách hàng đều thỏa mãn các điều kiện sau: Sổ đỏ riêng từng nền, sang tên công chứng ngay. Xây dựng tự do. Không ép xây...”. Thực tế thì dự án vẫn chỉ là bãi đất san lấp qua loa, mới chỉ có một vài trục đường cho đổ đá dăm...

Ngày 25/5 vừa qua, tại Trung tâm Hội nhị tiệc cưới Grand Palaza ở TP HCM, Cty Cổ phần Địa ốc Thành Nam đã tổ chức lễ công bố Dự án Golden Star Riverside, thu hút hàng trăm người tham gia. Cty này cũng đã thu tiền đặt cọc giữ chỗ từ hàng chục khách hàng với số tiền không hề nhỏ.

Cách đó không xa, tại huyện Cần Đước, dù chưa có chủ trương đầu tư nhưng Dự án Khu đô thị BNC Dragon nằm trong Khu công nghiệp Cầu Tràm, tỉnh Long An đang được các trang mạng quảng cáo, rao bán rầm rộ.

UBND tỉnh Long An vừa cho biết, tỉnh này không tiếp nhận hồ sơ dự án Khu đô thị BNC Dragon nằm trong khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước. do là tỉnh này không ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án khu dân cư tại vị trí này.

Dự án mang tên Khu đô thị BNC Dragon đang được các sàn môi giới, Cty BĐS rao bán rậm rộ. Chúng được giới thiệu là dự án “vàng” của Long An, giáp ranh huyện Bình Chánh, TP HCM. Các sàn còn khẳng định “Đất nền BNC Dragon đã hoàn chỉnh về pháp , quĩ đất sạch 100%, có sổ đỏ”. Giá bán dự kiến khoảng 13 - 15 triệu đồng/m2. Dự án do Cty Trung Thành làm chủ đầu tư, Cty CP BĐS BNC là đơn vị phát triển. Cty BNC đang nhận đặt cọc mức 20 triệu đồng/nền đất.

Chưa đủ căn cứ pháp , dự án nghìn tỉ rầm rộ bán

Trên các kênh chào bán Dự án Central Residence Bình Dương (tọa lạc bên đường 30/4, phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), chủ đầu tư thông tin, đây là “siêu dự án” với tổng kinh phí đầu tư trên 1.000 tỉ đồng. Dự án được thực hiện trên khu “đất vàng” của Bình Dương với thiết kế nhà phố hiện đại đẳng cấp quốc tế.

Tìm hiểu thực tế, PV Tiền Phong ghi nhận hiện trạng của dự án chỉ là bãi đất trống đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng. Dù vậy, tại dự án này, các đơn vị phân phối đã mở bán và nhận đặt cọc 50 triệu đồng/nền đất và 200 triệu đồng/căn hộ. Khi được hỏi “Dự án Central Residence Bình Dương do đơn vị nào làm chủ đầu tư?”, nhân viên giao dịch cho biết, Cty Nhật Bản Jutaku Juryo Loan làm chủ đầu tư.

Giới thiệu về dự án, nhân viên N.T.H (phòng giao dịch Dự án Central Residence Bình Dương) nói rằng, Central Residence Bình Dương được thiết kế theo phong cách Nhật Bản. Chủ đầu tư là Cty Nhật Bản nên dự án có tính pháp rõ ràng.

Theo thông tin từ chủ đầu tư, Dự án Central Residence Bình Dương có quy mô 19ha. Trong đó, có nhiều khu khác nhau bao gồm hơn 400 căn nhà phố, biệt thự, 200 căn hộ chung cư cùng khu vực đất nền. Tổng kinh phí đầu tư dự án trên 1.000 tỉ đồng. Chúng tôi tìm đến địa chỉ nơi hai Cty (Cty Nhật Bản Jutaku Juryo Loan và Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Thành Nguyên) đặt trụ sở thì đều không tìm được  Cty này.

Bà Bùi Thị Kim Xuân - Chủ tịch UBND phường Chánh Nghĩa cho hay, Dự án Central Residence Bình Dương chưa đủ pháp , chưa đền bù giải phóng mặt bằng. Do đó, mọi giao dịch liên quan đến chuyển nhượng BĐS đều chưa được phép. “Nhiều người dân đến gặp tôi hỏi về tính pháp của dự án. Phía phường đã làm việc với chủ đầu tư và đề nghị không được giao dịch BĐS”, Chủ tịch phường Chánh Nghĩa nói.

Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương cho biết thêm, dự án Central Residence Bình Dương không phải do Cty Nhật Bản Jutaku Juryo Loan làm chủ đầu tư. Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Thành Nguyên mới làm chủ đầu tư. Mặt khác, tên dự án đăng ký không phải là Dự án Central Residence Bình Dương mà là Khu dân cư Võ Minh Đức.

UBND tỉnh Long An vừa cho biết, tỉnh này không tiếp nhận hồ sơ dự án Khu đô thị BNC Dragon nằm trong khu công nghiệp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước. Lí do là tỉnh này không ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án khu dân cư tại vị trí này.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.