Dự báo giá heo hơi ngày 27/7: Ba miền sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong ngày mai?

Giá heo hơi hôm nay (26/7) tại các tỉnh thành giao dịch quanh mức 68.000 đồng/kg. Trước áp lực chi phí về thức ăn chăn nuôi, chính quyền địa phương và các cơ quan cần đưa ra những giải pháp có tính lâu dài; hỗ trợ người chăn nuôi trong thời gian tới.

Giá heo hơi hôm nay giảm rải rác trên toàn quốc

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi ngày 28/7

Thị trường heo hơi miền Bắc giảm mạnh ở nhiều tỉnh thành trong khu vực. Các địa phương gồm Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam,... đang giao dịch trong khoảng 67.000 - 71.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua. Ba tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên và Phú Thọ điều chỉnh giảm 5.000 đồng/kg xuống còn 66.000 đồng/kg. Hà Nội chững giá trong hôm nay, heo hơi đang có giá là 69.000 đồng/kg.

Cùng với đà giảm trên cả nước, miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận khoảng giá từ 66.000 đồng/kg đến 71.000 đồng/kg. Trong đó, 5 tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và Lâm Đồng giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 68.000 - 70.000 đồng/kg. Hà Tĩnh, Quảng Bình và Bình Thuận lần lượt thu mua với giá 66.000 đồng/kg, 68.000 đồng/kg và 71.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg. Sau khi giảm 3.000 đồng/kg, Nghệ An đang giao dịch với giá 69.000 đồng/kg trong hôm nay.

Giá heo hơi tại miền Nam đi xuống tại nhiều địa phương trong hôm nay. Theo đó, Sóc Trăng và Bến Tre giảm 3.000 đồng/kg, lần lượt thu mua với giá 66.000 đồng/kg và 69.000 đồng/kg. So với hôm qua, Kiên Giang điều chỉnh giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 63.000 đồng/kg. Các địa phương như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu giao dịch trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Cần có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi trước khó khăn

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cho biết, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên khi thế giới có biến động như dịch bệnh, chiến tranh thì ảnh hưởng rất lớn đến giá cả thành phẩm. 

Trong hai năm gần đây, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 15 - 40%, mà cấu phần này lại chiếm tới 70% giá thành của sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, giá của sản phẩm thịt đầu ra cũng chưa được cao và mức tiêu thụ của thị trường vẫn còn hạn chế dẫn đến ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Trọng, trước áp lực chi phí về thức ăn chăn nuôi, chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan cần đưa ra những giải pháp có tính lâu dài; hỗ trợ, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng khoa học - công nghệ để mang lại hiệu quả cao hơn.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thêm rằng cần phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng từ trang trại tới bàn ăn; có biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào, theo Thời báo Ngân hàng.

Ngoài ra, chính quyền cần hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào; tăng cường công tác kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường, nếu không tình trạng giảm đàn, bỏ chuồng sẽ còn tiếp diễn. 

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường hôm nay.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.