Dự báo giá heo hơi ngày 29/3 tại các tỉnh thuộc miền Nam có nhiều nơi giảm giá bán so với hôm qua.
Cụ thể, Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, TP HCM từ 40.000 đồng/kg giảm xuống chỉ còn 39.000 đồng/kg, Bình Dương hôm qua tăng nhẹ thì nay giảm xuống còn khoảng 38.000 đồng/kg. Long An và Tây Ninh cũng giảm 1.000 đồng/kg về mức 43.000 đồng/kg và 39.000 đồng/kg.
Đáng chú ý có tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giảm 3.000 đồng/kg về mức giá 37.000 đồng/kg. Toàn miền có giá heo hơi tại Tiền Giang dự báo sẽ tăng 1.000 đồng/kg.
Giá heo hơi toàn miền sẽ dao động từ 35.000 đồng/kg đến 46.000 đồng/kg.
Hiện tại giá heo hơi xuất chuồng tại khu vực các tỉnh phía Bắc ít có biến động hơn các tỉnh thuộc miền Nam.
Dự báo tại tỉnh Hải Dương sẽ tăng khoảng 1.000 đồng/kg. Hà Nội giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, Ninh Bình từ 36.000 đồng/kg xuống còn 33.000 đồng/kg, Nam Định giảm về 36.000 đồng/kg từ 38.000 đồng/kg.
Thái Nguyên quay đầu giảm giá sau khi tăng nhẹ vào hôm qua, toàn miền sẽ nằm trong khoảng từ 32.000 đồng/kg đến 39.000 đồng/kg.
So với hai miền Bắc và Nam, tại thị trường miền Trung sẽ có xu hướng ổn định hơn. Chỉ có một số ít các tỉnh thay đổi về giá bán như; Lâm Đồng từ 39.000 đồng/kg xuống còn 38.000 đồng/kg, Đắk Lắk hôm qua có giá 38.000 đồng/kg, trong thời gian tới sẽ giảm còn 37.000 đồng/kg, toàn miền Trung sẽ tiếp tục nằm trong khoảng giá 31.000 đồng/kg đến 40.000 đồng/kg.
Tại buổi làm việc giữa Bộ NN&PTNT với các DN chăn nuôi lớn chiều 27/3, Ông Kiều Minh Lực, Phó TGĐ Tập đoàn C.P Việt Nam lo ngại, giá heo đang giảm, không tiêu thụ được, tồn đọng rất lớn. Do vậy, cần xử lí vấn đề lưu thông. "Lợn đến kỳ xuất chuồng ứ đọng tăng lên, khả năng miễn dịch kém dần, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh cao. Đây là một vòng luẩn quẩn", ông Lực nói.
Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó TGĐ Tập đoàn Masan cho biết, từ tháng 8/2018, Masan đã ngừng nhập bột xương từ các nước có dịch, tăng lấy mẫu kiểm tra các lô hàng có nguồn gốc động vật.
Trong tình cảnh tương tự, ông Đào Lê Vũ, Phó TGĐ điều hành khu vực Bắc Sông Hồng Cty GreenFeed cho biết, GreenFeed đang gặp trở ngại khi tiêu thụ lợn thịt, lợn giống. "Chúng ta phải qua quá nhiều trạm kiểm dịch, hậu kiểm. Chúng tôi lo ngại việc lây nhiễm ở khâu này", ông Vũ nói.
Theo ông Vũ, do đang "sống chung" với dịch, nên đàn lợn phải có chứng nhận âm tính với ASF mới được xuất. Song việc cứ 2 tuần phải gửi mẫu đi xét nghiệm một lần là gây khó cho DN. Ông Vũ cho rằng, một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có khả năng nhiễm virus ASF. Hiện có một số DN kiểm soát, nhưng cũng có đơn vị làm chưa tốt, nên có thể làm lây lan dịch.
Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Tập đoàn Dabaco cho biết hiện giá lợn hơi đã tụt xuống 32-33 nghìn đồng/kg. Theo ông, cần sự vào cuộc của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT… để truyền thông rõ vì ASF không lây sang người, tránh tâm lý cực đoan bài trừ thịt lợn như hiện nay.
"Ở Bắc Ninh, từ vấn đề nhiễm sán lợn, kết hợp với dịch tả lợn châu Phi, các trường học nhắn nhau không dùng thịt lợn. Nếu không làm tốt chỗ này, sẽ rất khó khăn cho các hộ chăn nuôi và trang trại", ông So nói.
Kinh doanh 05:00 | 05/01/2022
Kinh doanh 05:00 | 14/11/2021
Kinh doanh 05:00 | 11/10/2021
Kinh doanh 05:00 | 05/10/2021
Kinh doanh 05:00 | 03/09/2021
Tiêu dùng 05:17 | 09/06/2020
Tiêu dùng 17:31 | 27/05/2020
Tiêu dùng 21:24 | 26/03/2020