Dự kiến công suất nguồn điện đến 2030 tăng khoảng gần 80.000 MW

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, theo chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030, dự kiến tổng công suất nguồn điện tăng thêm so với năm 2020 khoảng gần 80.000 MW, trong đó các nguồn điện lớn

Theo Bộ Công Thương qui hoạch điện VII và qui hoạch điện VII điều chỉnh đã được đưa vào triển khai, thực hiện được gần 10 năm. 

Nhìn chung, tình hình thực hiện qui hoạch đạt được nhiều kết quả tốt, đáp ứng cơ bản nhu cầu phụ tải với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10,5%/năm. 

Hệ thống điện được vận hành ổn định, an toàn và tin cậy, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Cơ cấu nguồn theo chủ sở hữu khá đa đạng, có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư tư nhân. 

Chỉ số tiếp cận điện năng đã có bước tiến vượt bậc, trong vòng 5 năm (2013-2018) đã cải thiện 129 bậc, vươn lên vị trí 27/190 quốc gia và nền kinh tế vào năm 2019 và hiện đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN. 

Tại hội thảo "Qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045", Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, theo chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030 , dự kiến tổng công suất nguồn điện tăng thêm so với năm 2020 khoảng gần 80.000 MW, trong đó các nguồn điện lớn. 

Phần lớn các nguồn điện này đều tập trung nằm xa trung tâm phụ tải, vì vậy, công tác phát triển lưới truyền tải để giải tỏa công suất các nguồn điện này đặt ra nhiều nội dung cần xem xét và nghiên cứu . 

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng truyền tải điện sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới. 

"Thay vì truyền tải điện từ miền Bắc vào miền Nam như trước đây , chiều truyền tải có xu hướng thay đổi dần theo chiều ngược lại. 

Đến năm 2020, dự kiến công suất nguồn điện tăng thêm so với năm 2020 khoảng gần 80.000 MW - Ảnh 1.

Hội thảo "Qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045". (Ảnh: Đức Quỳnh)

Chính vì vậy, việc phát triển hợp lý, hài hòa lưới điện truyền tải, đảm bảo vận hành ổn định hệ thống cần phải được nghiên cứu và xem xét cụ thể", Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết.

Thị trường phát điện cạnh tranh, bán buôn đã bước đầu hình thành và đang ngày càng hoàn thiện. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua ngành điện đối mặt với nhiều thách thức lớn như nhu cầu điện đang tăng trưởng cao, sự phát triển của nguồn điện không cân đối với nhu cầu phụ tải giữa các vùng miền; hệ số đàn hồi điện/GDP còn ở mức cao; tình hình triển khai nhiều dự án nguồn điện lớn, đặc biệt là các dự án nhiệt điện than còn chậm tiến…

Trong bối cảnh đó, việc lập qui hoạch điện VIII được mong đợi sẽ đề ra các giải pháp toàn diện để giải quiết vào tháo gỡ các nút thắt hiện nay trong phát triển điện lực.

Những kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng phụ tải giai đoạn 2021-2030 được dự báo vẫn ở mức cao, khoảng 8,6% giai đoạn 2021-2025 và 7,2% trong giai đoạn 2026-2030. 

Nhiều kịch bản phát triển nguồn điện đã được nghiên cứu, xem xét, phân tích thấu đáo . Kịch bản phát triển nguồn điện tối ưu là kịch bản đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nghị quiết số 55, hướng tới thân thiện với môi trường và khai thác tối đa lợi ích từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Dự kiến tới năm 2030, công suất đặt toàn hệ thống dự kiến đạt khoảng 138.000 MW và tới năm 2045 khoảng 302.000 MW, trong đó ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng từng vùng/miền bảo đảm an toàn hệ thống. 

Nhiệt điện than có xu hướng giảm dần, tăng nhanh nhiệt điện khí trong cơ cấu phát triển nguồn điện. Mức phát thải khí CO2 sẽ giảm dần, đáp ứng các chỉ tiêu mà Việt Nam đã kết kết với quốc tế.

Chương trình phát triển lưới điện sẽ được xây dựng để đảm bảo đáp ứng được tiêu chí N-1, riêng đối với các thành phố lớn, mật độ phụ tải cao, lưới điện sẽ được xây dựng để đáp ứng tiêu chí N-2. 

Việc phát triển lưới điện được thiết kế đảm bảo giải tỏa các trung tâm nguồn lớn, các trung tâm năng lượng tái tạo, các nguồn điện gió xa bờ qui mô lớn… Lưới điện nông thôn dần được cải tạo nâng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

Mặc dù vậy, thách thức đặt ra để có thể thực hiện tốt qui hoạch điện VIII cũng rất lớn. 

Nhu cầu điện vẫn tăng trưởng với tốc độ cao nhưng các nguồn năng lượng sơ cấp ngày càng khan hiếm, để đảm bảo cung ứng điện tới năm 2030, Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn LNG, 35,1 triệu tấn than vào năm 2025 và tăng dần tới 8,5 triệu tấn LNG và 45 triệu tấn than vào năm 2030.

Đây là những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện. 

Nhu cầu vốn đấu tư hàng năm cho chương trình phát triển nguồn và lưới điện lên tới khoảng 13 tỉ USD/năm giai đoạn 2021-2030 trong khi yêu cầu ngày càng cao về môi trường của các tổ chức quốc tế trong việc xem xét các khoản tín dụng hỗ trợ phát triển nguồn và lưới điện cũng đặt ra nhiều áp lực và thách thức cho việc thực hiện thành công qui hoạch điện VIII. 

Để giải quiết vấn đề này, nhiều cơ chế chính sách đã được đề xuất trong đó có Cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện, Cơ chế Xã hội hóa lưới điện truyền tải,… để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành điện.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.