Dự thảo 'cán bộ không phát ngôn tùy tiện': 'Làm cán bộ cần hi sinh, chuẩn mực hơn người khác'

PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng việc khuyến cáo cán bộ không phát ngôn tùy tiện là có cơ sở, cán bộ phải nêu gương, không phải cái gì cũng phát ngôn.
khuyen cao can bo khong phat ngon tuy tien la co co so
Sở Văn hóa Hà Nội đang xây dựng Dự thảo quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ công chức. Ảnh minh họa: KTĐT

Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã trình TP Dự thảo quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan.

Trong dự thảo nêu trên có một số nội dung đáng chú ý như: "Cán bộ, công chức không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân; hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương".

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho biết thời gian gần đây, dư luận đang quan ngại về việc hành xử, phát ngôn của một số cán bộ nhà nước hay việc đưa thông tin không kiểm chứng, dẫn lại thông tin trên mạng xã hội.

"Trong bối cảnh thông tin nhiễu loạn, việc khuyến cáo cán bộ công chức không tùy tiện phát ngôn quan điểm, chính kiến là có cơ sở. Theo khía cạnh là người cán bộ phải nêu gương, không phải cái gì cũng phát ngôn.

Họ có 2 tư cách là cán bộ công chức nhà nước và con người của xã hội và có quyền tự do biểu đạt ý kiến nhưng như đã nói ở trên thì làm cán bộ cần hi sinh, chuẩn mực hơn người khác.

Hơn hết, cán bộ cần biết mình là ai và đang ở đâu để không phát ngôn tùy tiện", ông Bình nói.

Về vấn đề nói ngọng, nói lắp và sử dụng ngôn ngữ địa phương, PGS. TS Trình Hòa Bình cho biết việc "cán bộ nói ngọng sẽ phản cảm, gây cười". Tuy nhiên, vấn đề phương ngữ muốn hạn chế sẽ khó khăn.

khuyen cao can bo khong phat ngon tuy tien la co co so Hà Nội chính thức có quy tắc ứng xử nơi công cộng

Chủ tịch Hà Nội vừa ký quyết định ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố.

Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, việc quy định chuẩn mực nêu trên đáp ứng được tính kịp thời trong bối cảnh thực tế mạng xã hội phát triển nhanh chóng và trở thành nơi giao tiếp, quan hệ, tiếp nhận thông tin...

"Xét cho cùng, cán bộ công chức cũng là con người trong xã hội nên khó tránh được việc sử dụng công nghệ cũng như mạng xã hội.

Tuy nhiên, bản thân họ nói chung tự ý thức được phải phát ngôn thế nào trong quá trình làm việc cũng như sinh sống ở địa phương.

Bởi lẽ, cán bộ khác với người dân ở chỗ khi về nơi cư trú thì sẽ chịu sự giám sát của nhân dân nên phải ý thức việc nói năng, ứng xử", ông Tiến nói.

Về vấn đề ngôn ngữ, ông Nguyễn Ngọc Tiến cho biết cần chia làm 2 phần gồm giọng nói và phương ngữ. "Khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, muốn người Thạch Thất nói như khu vực nội đô thì rất khó, phải có thời gian thay đổi", ông Tiến nhận định.

"Việc cán bộ công chức dùng phương ngữ thì không phù hợp vì nếu anh đứng phát biểu trước người dân nhiều vùng miền khác nhau bằng từ ngữ địa phương sẽ không ổn.

Cán bộ công chức nên dùng từ ngữ phổ thông nhưng giọng nói thì cần tôn trọng, không nên hạn chế", nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ.

khuyen cao can bo khong phat ngon tuy tien la co co so Công khai tên người ăn mặc phản cảm: Có thể dẫn đến tình trạng khiếu kiện?

Luật sư nhận định, việc bêu tên người ăn mặc phản cảm, nói tục... có thể dẫn đến khiếu kiện.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.