Dùng đất ‘sạch’ thanh toán dự án BT phải báo cáo Thủ tướng

Theo Nghị định mới của Chính phủ ban hành việc thanh toán cho các dự án BT bằng đất "sạch", UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng xem xét trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BT phải theo hình thức đấu thầu rộng rãi.

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/2019/NĐ-CP qui định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Dự án BT). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/10/2019.

20190712_084804

Bên ngoài dự án BT và dự án khu đô thị được xây dựng trên quỹ đất khoảng hơn 50ha của BITEXCO nằm ngay dọc trục đường vành đai ba, mặt đường Nguyễn Xiển, TP Hà Nội. Dự án đường quanh đài tưởng niệm Chu Văn An ở Hà Nội của Bitexco được cho là có chi phí lập cao so với thực tế và quy định. (Ảnh tư liệu: Minh Anh).

Về quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư, Nghị định mới cũng quy định rõ được áp dụng hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất thu tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai. Trong đó, quỹ đất thanh toán là đất chưa giải phóng mặt bằng hoặc đã giải phóng nhưng đảm bảo thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng. Đặc biệt, nếu dùng đất đã giải phóng mặt bằng để thanh toán thì UBND tỉnh phải báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời quỹ đất thanh toán phải đảm bảo giá trị tương đương dự án BT được phê duyệt.

Với trường hợp này, nếu giao đất có thu tiền sử dụng thì giá trị quỹ đất thanh toán là tiền sử dụng đất được xác định theo quy định. Còn nếu cho thuê đất, giá trị quỹ đất là tiền thuê nộp một lần cho cả thời gian thuê. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10 tới đây và bãi bỏ Quyết định số 23/2015 (ngày 26/5/2015) của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao.

Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án BT theo hình thức đấu thầu rộng rãi

Theo Nghị định này, tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện dự án BT được qui định gồm: Quĩ đất; đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất (trụ sở làm việc) của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân,tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo qui định của pháp luật về hội (cơ quan, tổ chức, đơn vị); tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (tài sản kết cấu hạ tầng); các loại tài sản công khác theo qui định...

Trường hợp bán đấu giá tài sản công để lấy nguồn thanh toán cho Hợp đồng BT thì việc sử dụng số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án BT được thực hiện theo qui định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT phải đảm bảo tuân thủ qui định của pháp luật về quản lí, sử dụng tài sản công, đất đai, ngân sách nhà nước, đầu tư, xây dựng; việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án BT theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo qui định của pháp luật về đấu thầu; chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo qui định của pháp luật.

Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, giá trị Dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán; được xác định như sau: Giá trị tài sản công được xác định theo giá thị trường theo qui định của pháp luật tại thời điểm thanh toán; giá trị Dự án BT được xác định theo kết quả đấu thầu.

Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án BT phải được tổng hợp, phản ánh vào ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật về ngân sách nhà nước; cụ thể: Đối với tài sản công thuộc trung ương quản lý được tổng hợp, phản ánh vào ngân sách trung ương; đối với tài sản công thuộc địa phương quản lý được tổng hợp, phản ánh vào ngân sách địa phương.

Thời điểm thanh toán Dự án BT đối với trường hợp thanh toán bằng quỹ đất hoặc trụ sở làm việc là thời điểm UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất cho Nhà đầu tư. Thời điểm thanh toán Dự án BT đối với trường hợp thanh toán bằng tài sản kết cấu hạ tầng và các loại tài sản công khác là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao tài sản cho nhà đầu tư.

Khoản lãi vay trong phương án tài chính của Hợp đồng BT đối với phần giá trị công trình Dự án BT hoàn thành theo tiến độ, chấm dứt kể từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, giao tài sản cho Nhà đầu tư.

Việc giao tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án BT được thực hiện sau khi Dự án BT hoàn thành hoặc thực hiện đồng thời tương ứng với khối lượng xây dựng công trình Dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo qui định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.

Đồng thời, Nghị định 69/2019/NĐ-CP cũng qui định cụ thể xác định giá trị Dự án BT để thanh toán. Đó là giá trị Dự án BT ghi tại Hợp đồng BT để thanh toán được xác định theo kết quả đấu thầu và không thay đổi kể từ ngày Hợp đồng BT được ký kết.

Giá trị Dự án BT để thanh toán là giá trị Dự án BT được quyết toán theo qui định của pháp luật (giá trị quyết toán Hợp đồng BT).

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Mục tiêu lãi 2.000 tỷ đến 2029, phát triển loạt bất động sản gần 2 tỷ USD
Định hướng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024 - 2029, Fecon đặt mục tiêu lãi sau thuế 5 năm lần lượt 60 - 144 - 307 - 343 - 508 - 684 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD.