Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm

Gần 20 năm qua Khu công nghiệp Phong Phú vẫn còn dang dở, thậm chí còn phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật về xây dựng.

Mục tiêu ban đầu là xây dựng, phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng, các dịch vụ tiện ích trong khu công nghiệp tại Khu đô thị mới Nam Sài Gòn, thế nhưng gần 20 năm qua Khu công nghiệp Phong Phú vẫn còn dang dở, thậm chí còn phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật về xây dựng.

UBND TP HCM vừa có văn bản truyền đạt kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan về việc xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại Khu công nghiệp (KCN) Phong Phú, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.

Tổ công tác được giao nhiệm vụ kiểm tra hiện trạng vi phạm xây dựng tại KCN Phong Phú gồm đại diện Thanh tra Sở Xây dựng, Ban Quản lý khu Nam, Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP HCM, UBND huyện Bình Chánh và UBND xã Phong Phú.

Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, tổ công tác khi tiến hành kiểm tra phải lập biên bản, mời các đơn vị đang hoạt động tại khu công nghiệp nhưng chưa được cấp phép làm việc, ngừng hoạt động và giữ nguyên hiện trạng.

UBND huyện Bình Chánh có trách nhiệm thực hiện cưỡng chế theo đề xuất của Sở Xây dựng đối với những trường hợp đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế. Đồng thời, UBND huyện phải lập rào chắn các tuyến đường dẫn vào KCN Phong Phú, kiểm tra giám sát, không để công trình vi phạm tiếp tục thi công làm phát sinh thêm công trình không phép.

Theo ghi nhận của VietNamNet, KCN Phong Phú hiện nay là bãi đất hoang vắng rộng lớn, cỏ dại mọc um tùm. Hạ tầng giao thông chỉ là những con đường đất đá lởm chởm, lác đác có một vài căn nhà xây dựng tạm. Bên cạnh đó, tại một số khu đất tại KCN Phong Phú còn treo bảng cho thuê kho, bãi giữ xe ô tô.

KCN Phong Phú là dự án do Công ty cổ phần KCN Phong Phú làm chủ đầu tư, dù đã thông qua chủ trương thế nhưng gần 20 năm qua, tiến độ xây dựng dự án này vẫn giậm chân tại chỗ. Đã có hơn 200 hộ gia đình bị giải toả và còn hơn 13ha chưa đền bù xong.

Trước đó, từ ngày 1/4/2019, Thanh tra TP.HCM đã chính thức công bố quyết định thanh tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Phong Phú. Nội dung thanh tra là làm rõ việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc thực hiện dự án này.

Một số hình ảnh về KCN Phong Phú do PV VietNamNet ghi lại:

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 1.

Gần 20 năm, KCN Phong Phú vẫn chưa thành hình.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 2.

Bên trong là những khu đất hoang vắng, cỏ dại mọc um tùm.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 3.

Đã có hơn 200 hộ gia đình bị giải toả để chủ đầu tư xây dựng KCN Phong Phú.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 4.

Cổng vào KCN Phong Phú.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 5.

Một doanh nghiệp dựng bảng hiệu để phân biệt với những khu đất khác trong KCN.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 6.

Hạ tầng giao thông trong dự án KCN Phong Phú là những con đường như thế này.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 7.

Một vài căn nhà được xây dựng tạm.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 8.

Nhiều khu đất bỏ hoang lâu năm, cỏ dại mọc ngang đầu.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 9.

Một khu đất được dựng hàng rào nhưng trưng bảng cho thuê kho, bãi giữ xe ô tô.

Dự án khu công nghiệp 'treo' gần 20 năm giờ vẫn hoang phế, cỏ mọc um tùm - Ảnh 10.

UBND TP.HCM quyết xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm xây dựng tại dự án “treo” gần 20 năm này.


chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.