Giá bất động sản khu công nghiệp có thể tăng nhờ EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là một hiệp định có tính cột mốc, thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu tại Việt Nam thông qua việc gỡ bỏ 99% thuế quan với hàng hóa. Các cụm và khu công nghiệp của Việt Nam từ đó đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.

EVFTA tác động tích cực đến thị trường bất động sản công nghiệp

Theo đánh giá của Savills Việt Nam, Việc Hoa Kỳ áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm thép của Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) được sản xuất gia công tại Việt Nam cho thấy các mặt hàng xuất nhập khẩu đang ngày càng được giám sát chặt chẽ trên thế giới.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định: "Thêm một tin vui nữa cho thị trường BĐS Việt Nam. Hiệp định EVFTA cho thấy cam kết của chính phủ trong việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tại châu Á. Hoạt động thương mại song phương chắc chắn sẽ tăng, kéo theo đó là tăng luồng vốn FDI, tăng số lượng việc làm, và nhiều cơ hội hơn trên tất cả các phân khúc BĐS."

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận BĐS Công nghiệp xác nhận rằng số lượng yêu cầu từ khách hàng EU đã tăng lên trong quá trình đợi hiệp định được kí kết. Ông cũng đưa ra lời khuyên: "Hiệp định thương mại tự do này sẽ ngày càng thu hút sự quan tâm của thị trường đến BĐS công nghiệp Việt Nam. 

Bằng cách tạo điều kiện cho việc ứng dụng những công nghệ sản xuất mới nhất và tăng cường đào tạo nhân lực, chính phủ Việt Nam đang dần xóa bỏ mối e sợ của các doanh nghiệp về tính khả thi, hay tình trạng thiếu nguồn nhân lực và gia tăng chi phí. Việc nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh sẽ giúp giảm thiểu những lo ngại của nhà đầu tư và nâng tiêu chuẩn chất lượng sản xuất tại Việt Nam".

bdscn-10_52_26_282

Hiệp định EVFTA được thông qua sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất động sản công nghiệp. (Ảnh: Báo điện tử Đảng cộng sản)

Triển vọng thị trường tăng, nguồn cung đủ để đáp ứng

Công bố về thị trường bất động sản công nghiệp mới đây của JLL Việt Nam (Công ty Jones Lang Lasalle Việt Nam) cho thấy, trong quý II/2019 nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp khu vực phía nam tỉ lệ lấp đầy trung bình đạt mức cao với 81%, chủ yếu nhờ vào các thị trường TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Trong đó, khu vực Bình Dương và Đồng Nai đang là điểm đến được săn đón nhiều nhất cho các nhà sản xuất thành lập mới nhờ nền tảng vững chắc để phát triển sản xuất, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, đồng bộ và thủ tục hành chính được thiết lập tốt để dỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp.

Theo thống kê của JLL, nhu cầu thuê đất công nghiệp đang tăng mạnh nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, từ đó giá đất trung bình cũng tăng lên khoảng 15,8% so với cùng kì. Long An, hiện đang được xem là lựa chọn mới bên cạnh hai khu vực đầu tư truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong quý khảo sát.

Về nguồn cung, hiện tại đã có khoảng 18.290 ha đất đã được định hướng cho phát triển công nghiệp ở khu vực phía nam, trong đó tập trung chủ yếu ở ba địa phương Long An, Bình Dương và Đồng Nai.

Xu hướng chuyển dịch này một phần là do căng thẳng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến việc sản xuất từ Trung Quốc đang chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, việc Việt Nam lỗ lực mở rộng khu vực thương mại tự do cụ thể là hiệp định EVFTA vừa được kí kết sẽ đem đến kì vọng tăng cường sức hấp dẫn của thị trường công nghiệp Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu đối với bất động sản công nghiệp trong nước.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thu hút vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm 2019 đạt 18,47 tỉ USD, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 1,32 tỉ USD.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.