Đừng để kỹ năng mềm là điểm yếu khi xin việc

Nhiều doanh nghiệp, nhà tuyển dụng nhận xét rằng nhiều bạn trẻ thiếu trầm trọng những kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giao tiếp... Vậy làm gì để biến điểm yếu đó thành thế mạnh khi xin việc.

Tích lũy kỹ năng mềm từ ghế nhà trường

Hầu hết các trường đại học hiện nay đều tích hợp những kỹ năng mềm cần thiết trong chương trình giảng dạy, nhằm giúp sinh viên vững vàng khi tốt nghiệp. Theo bà Manuela Spiga, Trưởng phòng Hướng nghiệp, quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH RMIT Việt Nam: “Trong khoảng 3 năm học, sinh viên sẽ được tham gia chương trình Hoàn thiện kỹ năng cá nhân.

Đây là chương trình (miễn phí và không bắt buộc) giúp sinh viên trang bị các kỹ năng mềm cần có từ nhà tuyển dụng, bao gồm 6 bộ kỹ năng: tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, làm việc trong môi trường đa văn hóa, lãnh đạo có nhân cách, sử dụng công nghệ số và hoạch định sự nghiệp.

Mỗi bộ kỹ năng sẽ được dạy thông qua các lớp học chuyên đề, hội thảo do các nhà lãnh đạo đầu ngành, giảng viên và cựu sinh viên hướng dẫn. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, sinh viên nếu phát triển các kỹ năng này sớm và không ngừng rèn luyện sẽ dễ thành công dù cho ở vị trí nhân viên, doanh nhân hay chuyên gia”.

Theo thạc sĩ Phạm Nguyễn Sơn Tùng, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM: "Trường tôi từ năm 1, các sinh viên có một môn học riêng biệt gọi là kỹ năng mềm. Bao gồm nhiều kỹ năng cần thiết cho sinh viên như quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc đội nhóm. Sau khi trang bị kiến thức cơ bản, qua các năm học tiếp theo, các em rèn luyện thực tế, biết kết hợp làm việc, nghiên cứu... dần dà luyện thành phản xạ tự nhiên, thành thục".

dung de ky nang mem la diem yeu khi xin viec

Kỹ năng mềm cần có thời gian để rèn luyện mới thành thục. NVCC

Thầy Trần Trung Nghĩa, Phó phòng công tác chính trị sinh viên Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ: “Tại trường các kỹ năng mềm được tích hợp trong từng môn học, từ năm 2, các sinh viên được đi kiến tập tại doanh nghiệp, đây là điều kiện tốt để các bạn được hòa nhập vào môi trường thực tế, biết kỹ năng nào của mình còn yếu để tự trau dồi, hoàn thiện.

Ngoài ra, chúng tôi có nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề, mời những diễn giả là các đàn anh đã tốt nghiệp, những giám đốc doanh nghiệp tới chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên, giúp các em định hướng trước những việc cần làm, cần học để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới”.

Đừng coi nhẹ kỹ năng giao tiếp

Theo anh Nguyễn Thanh Huỳnh, người sáng lập Up English: "Có rất nhiều kỹ năng bạn cần biết như quản lý thời gian, quản lý tài chính, tư duy phản biện,... Tuy nhiên, tôi nghĩ kỹ năng quan trọng nhất mà chúng ta cần mà thường lại bị coi nhẹ chính là kỹ năng giao tiếp.

Bạn cần giao tiếp tốt với người khác để hiểu được sếp, gia đình, bạn bè, người yêu bạn, họ thực sự mong muốn điều gì. Đây là cách để bạn giải quyết hầu hết mâu thuẫn với người xung quanh. Ngoài ra còn quan trọng hơn là kỹ năng giao tiếp với chính mình. Đây là cách để bạn trả lời các câu hỏi "mình thực sự mong muốn điều gì; cái gì là thực sự quan trọng để theo đuổi?".

Chính kỹ năng này sẽ đem đến cho bạn không chỉ thành công mà còn là sự thỏa mãn từng ngày trong cuộc sống. Môn học quan trọng nhất tôi từng học đó là NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy), là bộ môn cực kỳ hữu dụng trong việc làm chủ khả năng giao tiếp. Các bạn có thể tiếp cận NLP qua sách và các khóa đào tạo ngắn ngày”.

Anh Thanh Huỳnh chia sẻ thêm: Việc nói chuyện tốt trước công chúng bằng tiếng Anh là mong muốn của rất nhiều bạn. Kinh nghiệm của mình là đầu tiên bạn hãy tập trung học cách nghe và nói tiếng Anh lưu loát trước. Điều này sẽ cho bạn sự tự tin để chinh phục kỹ năng public speaking (nói trước công chúng), thay vì tìm cách loay hoay học cả hai một lúc (nghe nói được và nói trước nhiều người là hai kỹ năng khác nhau).

Để học public speaking tốt, điều giúp bạn tiến bộ nhanh nhất chính là thực hành trên sân khấu, và nên tìm môi trường nhiều người, ví dụ như câu lạc bộ về diễn thuyết, nơi bạn có cơ hội thực hành và được phản hồi ngay lập tức.

Để chống run, nói trôi chảy và mạch lạc, hãy bắt đầu thực hành theo một nhóm nhỏ trước khi ra “sân khấu” lớn. Hãy tập nói trước một đám đông nhỏ mà bạn tin cậy (gia đình hay nhóm bạn thân chẳng hạn) và tăng dần mức độ thử thách lên. Dần dà bạn sẽ tin rằng, public speaking không có gì đáng sợ, mà thậm chí còn cho bạn cảm giác rất thú vị. Rất nhiều diễn giả, chính trị gia, ca sĩ cũng có nỗi sợ này khi bắt đầu sự nghiệp của mình.

dung de ky nang mem la diem yeu khi xin viec Nghề nào dễ xin việc trong tương lai?

Chỉ còn một học kỳ nữa lại đến mùa thi, mùa tuyển sinh. Nhưng với nhiều gia đình, cuộc chiến “chọn nghề” cho con dường ...

dung de ky nang mem la diem yeu khi xin viec Khám sức khỏe xin việc hết bao nhiêu tiền và ở đâu?

Khi đi xin việc làm, bên cạnh CV, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe cũng là một trong những giấy tờ cần thiết ...

dung de ky nang mem la diem yeu khi xin viec Chàng trai không có tiền in hồ sơ xin việc 'đổi vận' nhờ chữ viết tay

Chàng trai 21 tuổi đang rơi vào tình cảnh thất nghiệp đã viết hồ sơ xin việc bằng chữ viết tay vì không có đủ ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.