'Bớt đọc sách làm cha mẹ lại'

"Bớt đọc sách làm cha mẹ lại, đọc nhiều sách kĩ năng mềm sẽ giúp bạn cải thiện trong công việc, trong cuộc sống và trong dạy con, một cách tự nhiên và hiệu quả".

Chị Thủy Đỗ (tên thân mật là Thủy Tulip), một người đang gây chú ý với việc đưa ra phương pháp dạy con: bố mẹ phải tự học, tự trau dồi để đồng hành cùng con. Chị Thủy từng là giáo viên tại TP HCM, hiện tại chị đang sinh sống tại New Zealand. Mặc dù chưa có con nhưng chị Thủy đã có thời gian dài nghiên cứu về dạy kỹ năng học tập cho trẻ. Chị cũng là người sáng lập và phát triển dự án “Cha mẹ tự học, dạy con tự học”. Chị Thủy Đỗ cho biết, chị đã viết một cuốn cẩm nang về sự ảnh hưởng của cha mẹ đến việc học của con và cách dạy con kĩ năng học tập sẽ xuất bản trong tháng tới. Cùng trò chuyện với chị Thủy Đỗ xung quanh phương pháp dạy con mà chị đưa ra.

bot doc sach lam cha me lai
Chị Thủy Đỗ. Ảnh: NVCC

- Chị từng nói, làm cha mẹ thời nay quá vất vả. Vì sao vậy?

Ngày nay chúng ta có điều kiện sống tốt hơn, tiện nghi hơn, phương tiện giao thông, phương tiện giải trí phát triển, có nhiều loại sách vở để giúp đỡ cha mẹ có kĩ năng dạy con tốt hơn. Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn cảm thấy làm mẹ vất vả hơn so với thế hệ trước?

Thứ nhất, chúng ta không sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà như xưa, nên có người nhận được sự giúp đỡ của ông bà hoặc có người không. Mà bà trông cháu không phải là đã xong chuyện. Mẹ học theo phương pháp mới, ăn dặm mới, dạy con kiểu này kiểu kia, bà vẫn theo kiểu cũ, hai bên bất đồng, không ưng ý nhau, càng thêm căng thẳng.

Thứ hai, công việc của chúng ta không giống như công việc nhà nông ngày trước, ra đồng sớm ra đồng muộn cũng được. Chúng ta phải đi làm đúng giờ, không tuỳ tiện được. Công việc chiếm nhiều thời gian, thời gian đi lại di chuyển cũng tốn không kém.

Thứ ba, ngày nay chúng ta không dám để con đi ra ngoài đường. Đủ các loại nguy cơ nào là bắt cóc, hiếp dâm, tai nạn giao thông… Chúng ta không có sự cởi mở đối với hàng xóm, nhất là sống ở thành phố. Con cái ở trong nhà nhiều hơn, dán mắt vào ti vi và ipad.

Thứ tư, phương tiện liên lạc hiện đại hơn nhưng cũng làm cho ta bận rộn và mệt mỏi hơn. Bị mong đợi trả lời điện thoại, trả lời tin nhắn ngay lập tức 24/24 khiến chúng ta không có giây phút thảnh thơi, lúc nào cũng thấy bận rộn. Chưa kể, chúng ta bị rối trước nhiều luồng thông tin trên mạng xã hội.

Thứ năm, cha mẹ biến thành tài xế cho con. Chỉ việc đưa đón con đi học các lớp kỹ năng như múa hát, chơi thể thao, học làm toán nhanh, tiếng Anh, tiếng Trung… cũng hết cuối tuần.

- Làm thế nào để thoát khỏi vòng xoáy ấy?

Chúng ta phải thay đổi tư duy trước. Khi suy nghĩ khác đi, bạn sẽ biết làm gì. Tư duy mong cho con vào trường chuyên lớp chọn, muốn con học kĩ năng này kĩ năng kia, có phải chỉ có ở cha mẹ Việt Nam? Không, cha mẹ Mỹ, cha mẹ Úc hay cha mẹ Hàn, Nhật đều như vậy. Ai cũng mong con giỏi giang, thành đạt, được trang bị kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp, nhanh nhẹn, trung thực, thẳng thắn, ứng xử tốt, về nhà hiếu thảo với cha mẹ, ra đường kính trên nhường dưới.

Thế nhưng nếu mong ước khác xa lối sống, lối tư duy của bạn thì mong ước mãi là mong ước. Nhất là người thực hiện mong ước của bạn không phải là bạn, mà là con của bạn, một cá thể độc lập mà bạn không thể kiểm soát được suy nghĩ và hành động được.

Việc dạy con của bạn sẽ đầy khó khăn, mệt mỏi nếu bạn cố dạy con thứ bạn không có. Bạn có tự học không, nếu bạn muốn con tự học? Bạn có giỏi giải quyết vấn đề không, mà bạn muốn con có kỹ năng giải quyết vấn đề? Bạn có tư duy phản biện chưa mà muốn con có tư duy phản biện?

Các ông bố bà mẹ đừng cố kiểm soát hay dạy dỗ con mà hãy ảnh hưởng và tạo ảnh hưởng của lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống mà bạn đang có tới con. Hãy làm giàu kiến thức và vốn sống của chính bạn, con sẽ tự theo bạn. Bớt đọc sách làm cha mẹ lại, đọc nhiều sách kĩ năng mềm sẽ giúp bạn cải thiện trong công việc, trong cuộc sống và trong dạy con, một cách tự nhiên và hiệu quả.

- Tại sao chị lại khuyên bớt đọc sách làm cha mẹ lại? Đó vốn là một dòng sách được các ông bố bà mẹ Việt Nam rất ưa chuộng.

Các sách làm cha mẹ hầu như đều dịch từ nước ngoài, họ có tư duy và lối sống khác với cha mẹ Việt Nam. Con của họ không phải chịu nhiều áp lực như ở nước ta, nên tâm thế của họ khác hẳn.

Khi đọc sách làm cha mẹ và muốn áp dụng theo nhưng không có kĩ năng mềm, không biết lắng nghe con, nói sao cho con cảm thấy thuyết phục… sẽ dẫn đến ngõ cụt. Giống như việc có quả trứng trên tay nhưng không biết làm món ốp la vậy. Bởi vì cách làm thì có thể đúng hướng nhưng tư tưởng cũ vẫn cố hữu, dẫn đến hành động và mong muốn không nhất quán, càng gây áp lực lên con. Thậm chí chính cha mẹ cũng lạc giữa rừng sách làm mẹ hiện nay.

Nếu cha mẹ có kĩ năng mềm tốt hơn thì chính bản thân họ thay đổi từ lời nói, suy nghĩ đến hành động. Mọi thứ họ phản ứng trước hành động của con đều là tự nhiên, không gò ép, con sẽ tự học theo mà cha mẹ cũng không mệt mỏi.

bot doc sach lam cha me lai
Cuốn sách sắp xuất bản của chị Thủy Đỗ. Ảnh: NVCC

- Có nhiều tranh luận xung quanh việc liệu rằng phương pháp dạy con của chị đưa ra có gây khó khăn gì với cha mẹ, chị nghĩ sao về điều này?

Họ tranh luận vì họ cho rằng cha mẹ không cần giỏi mà cần định hướng cho con. Theo tôi nếu cha mẹ không có kiến thức, không có hiểu biết thì sẽ khó mà định hướng cho con tốt được. Hơn nữa, nếu cha mẹ có điều kiện và gửi con học ở các trung tâm, đặc biệt là các trung tâm dạy kĩ năng sống, trẻ thay đổi nhưng bố mẹ vẫn cư xử như cũ thì trẻ không có cơ hội thực hành và luyện tập những kĩ năng mới, rất đáng tiếc.

Cha mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn áp dụng điều mình nói, vì nói thì dễ mà làm thì khó. Cha mẹ Việt Nam còn nói suông rất nhiều, dạy con thế này dạy con thế kia, nhưng bản thân mình lại không làm, dẫn đến việc dạy con không hiệu quả. Vì vậy, việc này khó là ở chính cha mẹ có quyết tâm thay đổi và nâng cấp bản thân hay không. Điều này tự cha mẹ phải đặt câu hỏi chính bản thân họ trước khi muốn lên lớp với con cái.

- Tại sao lời nói, cách cư xử và thói quen lại ảnh hưởng nhiều đến con như vậy?

Vì chúng ta đang nhìn việc học với nghĩa hẹp, đó là học ở trường mà thôi. Trong khi đó kĩ năng học tập của trẻ không chỉ có ở trường, mà còn là học ăn học nói học gói học mở như ông bà ta nói. Học từ cách nói chuyện cách suy nghĩ, lối sống đạo đức và cách ứng xử. Những cái đó mới theo trẻ mãi và quyết định tương lai của trẻ chứ không phải là điểm số ở trường. Vì cha mẹ ở với trẻ lâu nhất, ảnh hưởng sâu đậm nhất tới trẻ, nên trẻ học rất nhiều từ cha mẹ, nhất là kĩ năng và giá trị đạo đức. Bởi vậy, cha mẹ dạy con cần nâng cấp chính bản thân mình thì việc dạy mới hiệu quả.

- Xin cảm ơn chị Thủy Đỗ về cuộc trò chuyện này!

XEM THÊM

bot doc sach lam cha me lai Vụ thầy giáo dâm ô với hàng loạt nữ sinh: 5 nguyên tắc bảo vệ cơ thể cần dạy con

Liên quan đến vụ thầy giáo dâm ô với hàng loạt nữ sinh, chị Vũ Thị Phương Ánh đưa ra 5 nguyên tắc bảo vệ ...

bot doc sach lam cha me lai Điều đáng sợ nhất của người mẹ là đánh mất sự kết nối với con?

Nhờ sự kết nối, tiếp xúc trực tiếp của cơ thể, sự giao lưu về cảm xúc, sự thấu hiểu về tư tưởng, người mẹ ...

bot doc sach lam cha me lai Mẹ Việt ở Malaysia dạy con tự giác bằng những bài học không đòn roi, không hình phạt

Trẻ con như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ sao con sẽ thành như vậy, nên đừng vẽ những nét quá cứng làm rách tờ ...

bot doc sach lam cha me lai Tại sao không nên áp dụng thưởng phạt trong giáo dục trẻ?

Trẻ cần hiểu rằng thành công, thất bại, các phần thưởng hay sự đánh giá của người khác, chẳng có gì quan trọng bằng niềm ...

bot doc sach lam cha me lai Những nguyên tắc giáo dục giới tính cho con gái và con trai

Tuyệt đối không cho con trẻ thấy bố mẹ “ân ái”, không thay áo quần trước mặt con là hai trong nhiều nguyên tắc giáo ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.