Dạy con tự học ở nhà: 'Không phải cứ bắt con ngồi im liền trong 2 tiếng để học là tốt'

Theo các chuyên gia, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý một số điểm khi dạy con tự học ở nhà. Mỗi học sinh đều là những cá thể khác nhau nên phải chọn cách thức dạy phù hợp.

Không nên áp đặt đòn roi với con

Tọa đàm 'Dạy con tự học hiệu quả' vừa được tổ chức tại Hà Nội mới đây với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, phụ huynh học sinh.

day con tu hoc o nha khong phai cu bat con ngoi im lien trong 2 tieng de hoc la tot
TS Văn học Diêu Lan Phương, giảng viên bộ môn Lí luận văn học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội). Ảnh: N.C.

Theo TS Diêu Lan Phương, giảng viên bộ môn Lí luận văn học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội), học sinh có nhiều phong cách học khác nhau, con mình học trừu tượng ngẫu nhiên, học thoải mái. Chúng ta tìm được phong cách của mình sẽ hiệu quả hơn.

"Tôi không chạy theo luyện Toán, Văn. Nếu luyện vào trường Amsterdam thì phải ngồi im vào bàn và luyện đi luyện lại. Bố mẹ tôi là giáo viên và tôi làm giáo dục nhiều, qua những trải nghiệm phải hướng đến giá trị bền vững. Tự học là giá trị bền vững, việc sử dụng ngôn ngữ theo mình suốt đời. Đó là những cái cần chú trọng. Viết văn mẫu dần sẽ không nghĩ gì nữa, mình sẽ thụ động, lệch lạc nhận thức nên phải chủ động.

Cô giáo giao bài tập về nhà đa số nghe lời cô giáo, thông tường trẻ con tập trung cao nhất 30 phút, trẻ lớp 1, lớp 2 là 10 phút, bố mẹ bắt ngồi bàn học đến hai tiếng là lãng phí gây tâm trạng chán nản. Được đi ra ngoài chơi cũng là cách học, tạo môi trường cởi mở, thân thiện để trẻ thấy vui, tiếp thu kiến thức nhanh vào đầu", TS Lan Phương phân tích.

Cũng theo vị nữ tiến sĩ, có hai trường phái gồm: Cho con tự học, chủ động và bắt ép con theo khuôn khổ.

Bà Lan Phương chia sẻ: Tôi nghĩ kèm con, quan sát con là quan trọng, đồng hành của bố mẹ luôn quan trọng trong thời đại nhiều cám dỗ, nhiều sự lựa chọn. Nhưng không nhất thiết lúc nào bố mẹ cũng kè kè ngồi cạnh con. Ví dụ, con học lớp 1 ban đầu chưa biết đọc thi thoảng có bài tập mẹ đọc hộ. Lớp 2 con làm bài tập ở phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ cũng được. Con tự do mới có sáng tạo. Chúng ta hay áp đặt suy nghĩ, trải nghiệm của người lớn lên con cái.

Dạy con đôi khi bức xúc vì có những bài mình tưởng dễ nhưng con lại không hiểu. Trẻ con có tư duy trừu tượng chưa tốt, tư duy cụ thể sẽ tốt hơn. Bố mẹ đồng hành cùng con không chỉ học bài cùng con mà còn học cách tư duy, cách dạy. Tôi ủng hộ quan điểm chúng ta kèm con nhưng sau đó để con tự do để sáng tạo, chủ động.

Là người mẹ bận rộn, là người mẹ có nhiều đam mê, thời gian cho chính mình chiếm nhiều, con mình là trách nhiệm của mình, chăm con nhưng nói thời gian kèm con học, không quá vất vả. Tôi không kèm con, lớp 5 gần như không kèm, chỉ có định hướng. Bạn lớp 5 dạy bạn học lớp 1.

Hai chị em chơi trò cô giáo với nhau, mẹ con chơi trò chơi với nhau. Khuyến khích con sáng tạo, không bao giờ bắt con làm một bài văn làm đi làm lại. Con viết những mẩu chuyện vui. Bài tập làm văn chỉ là một phần nhỏ trong năng lực ngôn ngữ, vì thế con viết gì cũng ủng hộ. Bố mẹ nên suy nghĩ đơn giản, không nhất thiết phải biết mấy tiếng kèm con. Nếu con không làm bài tập, về nhà cho con trả giá để ngày mai bị thầy cô phạt.

Không phải bắt con ngồi im 2 tiếng để học là tốt?

day con tu hoc o nha khong phai cu bat con ngoi im lien trong 2 tieng de hoc la tot
Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia

Còn theo Th.sĩ Phạm Lê Hoàng Minh: Chúng ta không nhất thiết bắt con mình cứ phải ngồi bàn im mấy tiếng. Học có sự chủ động và làm việc chất lượng hiệu quả hơn là bắt ép, ngồi im.

Sự phát triển của trẻ được chia theo từng giai đoạn: 2 - 7 tuổi: tư duy cụ thể; 7 - 11 tuổi: tư duy trìu tượng; sau 12 tuổi dùng chất lượng để giải quyết vấn đề phức tạp, 7 - 8 tuổi là thời điểm chín muồi rèn kĩ năng tự học.

"Giai đoạn vị thành niên trẻ có mong đợi được công nhận với người lớn. Tôi gặp trường hợp một bạn ở lớp học rất giỏi nhưng ở nhà bố mẹ không bao giờ thấy học, có thói xấu, có bạn trai. Tôi tiếp xúc không thấy bạn đó có vấn đề gì nhưng khi gặp mẹ thì tôi thấy đó là người mẹ lo lắng quá mức, luôn lo lắng. Mẹ lo lắng vì trước kia quá bận rộn đã gửi con cho bà, lo lắng mãi về sau, bà mẹ càng lo lắng đứa con càng vùng vẫy, đằng sau sự lo lắng con cảm thấy không tin tưởng, xâm phạm đời tư.

Tôi tư vấn phía phụ huynh, bớt lo lắng, tin tưởng hơn thì con sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn, sẽ hợp tác hơn. Tôi thiết lập quy tắc giữa ứng xử các hành vi trong gia đình, như thế nào là hành vi mẹ thấy ổn, con thấy ổn… Đó là trường hợp gần đây nhất tôi tư vấn.

Khi con học tới cấp 2, quan trọng nhất là quan sát con chơi với các bạn bè như thế nào. Lam thế nào để kiểm soát can thiệp nội dung tự học? Con là người chủ động chọn, phụ huynh đặt vấn đề cái nào phù hợp cái nào không. Lên cấp 2 con yêu đương, bố mẹ càng cấm thì con càng làm ngầm, tôi hay nói nuôi con như trò chơi thả diều, diều bay cao thì tay cầm phải lỏng, cầm chặt thì dây đứt.

Cũng theo các chuyên gia, chuyện trẻ làm bài sai hãy coi như chuyện bình thường. Với trường hợp trẻ đọc sách quá nhiều, mọi lúc, mọi nơi về nhà bị mắt mỏi, nên cho trẻ ra ngoài và bố mẹ thuyết phục bằng khoa học chứ không phải đòn roi.

"Khả năng nhận thức khác nhau, đặt vào con mình tùy trí thức, trí tuệ, cha mẹ không nên sốt ruột vì đường học là đường dài, nhanh hơn 1, 2 năm không có gì là vội. Áp dụng các phương pháp giáo dục Phương Đông hay Phương Tây không nên quá sùng bái, thấy gì hay sẽ học. Bố mẹ cần căn cứ vào khả năng nhận thức của con, quan trọng phải dạy tình yêu thương", TS Lan Phương cho hay.

day con tu hoc o nha khong phai cu bat con ngoi im lien trong 2 tieng de hoc la tot Học sinh tự rạch tay mình vì bị bắt nạt trực tuyến

Có nhiều ý kiến cho rằng, bố mẹ và nhà trường cần có những động thái rõ ràng và kĩ năng cần thiết để trang ...

day con tu hoc o nha khong phai cu bat con ngoi im lien trong 2 tieng de hoc la tot 4 cuốn sách hay giúp dạy con tự bảo vệ cơ thể, phòng chống xâm hại tình dục

4 cuốn sách sau sẽ trang bị cho trẻ những kĩ năng cần thiết, dạy trẻ biết tự bảo vệ cơ thể mình và phòng ...

day con tu hoc o nha khong phai cu bat con ngoi im lien trong 2 tieng de hoc la tot Phạm Quỳnh Anh: 'Trẻ em là một tờ giấy trắng, vẽ gì lên đó đều thuộc về bố mẹ'

Phạm Quỳnh Anh đã thẳng thắn chia sẻ những quan niệm của mình trong cách dạy con sau ồn ào li hôn với nhạc sĩ ...

day con tu hoc o nha khong phai cu bat con ngoi im lien trong 2 tieng de hoc la tot 'Con giỏi lắm' - đừng bao giờ khen trẻ câu này nếu không muốn trẻ ngạo mạn

"Con giỏi lắm" là câu khen phổ biến mà gần như bố mẹ nào cũng từng nói với con, tuy nhiên câu khen này lại ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.