Học sinh tự rạch tay mình vì bị bắt nạt trực tuyến

Có nhiều ý kiến cho rằng, bố mẹ và nhà trường cần có những động thái rõ ràng và kĩ năng cần thiết để trang bị cho con mình tránh bị bắt nạt, nhất là bắt nạt trực tuyến.
hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục?
hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và cách xử trí khi con bị bạn đánh
hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Soi kèo Nhật Bản vs Thái Lan, giải U16 châu Á: Bắt nạt 'hàng xóm' Việt Nam
hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Cần làm gì đối với hành vi bắt nạt trẻ em LGBT xảy ra trong trường học?

Hội thảo khoa học “Chương trình phòng ngừa và can thiệp bắt nạt trực tuyến dựa vào trường học” vừa được tổ chức hôm nay, 2/1 tại Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội). Tại đây, nhiều ý kiến chuyên gia đã chỉ ra rằng, bố mẹ và nhà trường cần có những động thái rõ ràng và kĩ năng cần thiết để trang bị cho con mình tránh bị bắt nạt trực tuyến trên mạng xã hội.

hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen
PGS.TS Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã đưa ra nhiều số liệu đáng chú ý về bắt nạt trực tuyến. Ảnh: Đình Tuệ.

PGS.TS Trần Thành Nam dẫn theo nghiên cứu của Đại học Giáo dục và cộng sự năm 2015 cho hay, tỉ lệ bắt nạt trực tuyến trên thế giới dao động từ khoảng 6,5% - 35,4%.

Còn tại Việt Nam, qua 10 nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến ở học sinh Việt Nam từ năm 2015 đến nay của Trường Đại học Giáo dục với trên 5.000 học sinh, giáo viên, chuyên gia, cho thấy, có 24% tổng số học sinh THCS và THPT là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trực tuyến.

Đến năm 2016, tỉ lệ này tăng lên 35,7%. Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương là Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, gần 34% học sinh THCS, THPT tham gia vào bắt nạt trực tuyến với các vai trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm, vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.

hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen
TS Trần Văn Công, ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Chia sẻ tại hội thảo, TS Trần Văn Công, ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) và các cộng sự đã nghiên cứu khảo sát, phân tích thực hiện trên 864 học sinh THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội, Nghệ An và Thanh Hóa về vấn đề này. Độ tuổi trung bình là 13.67 trong đó giới tính nam chiếm 53,3% và nữ chiếm 46,7%. Kết quả phân tích số liệu cho thấy, tỉ lệ bắt nạt trực tuyến ở học sinh tại Việt Nam là 32,5%.

Các hành vi học sinh bị bắt nạt trực tuyến gồm đe dọa người khác trong các nhóm diễn đàn trên mạng; vu khống bằng cách đăng ảnh giả trên internet; lấy trộm thông tin cá nhân từ máy tính, hình ảnh, tin nhắn hoặc thông tin facebook, gửi bình luận đe doạ, gây tổn thương thông qua email hoặc tin nhắn, chế nhạo, bình luận trong nhóm, diễn đàn…

Bên cạnh đó, PGS. TS Trần Thành Nam cũng cho biết, nguyên nhân của các hành vi bắt nạt trực tuyến thường do các em học sinh hùa theo bạn bè, trả thù lại do có mâu thuẫn từ trước, muốn được mọi người chú ý... Việc bắt nạt dù là trên thế giới ảo nhưng lại có ảnh hưởng thực đến tâm lý của học sinh.

Hiện nay, hầu như mỗi lớp ở các trường THCS, THPT đều lập một nhóm riêng trên mạng xã hội. Bên cạnh những hiệu quả tích cực như thông tin cho nhau những hoạt động của lớp, chia sẻ việc học, các nhóm trên mạng cũng trở thành chỗ để học sinh đàm tiếu, bàn luận hoặc xúc phạm nhau.

Nếu trước đây hình thức bạo hành học đường là các em tập hợp thành nhóm tẩy chay một đối tượng nào đó, thì bây giờ các em lại “khủng bố” đối tượng các em không thích bằng việc gọi điện, nhắn tin, thậm chí công khai thóa mạ trên mạng xã hội.

hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen
Toàn cảnh hội thảo khoa học ngày 2/1 tại ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

"Ví dụ, một em học sinh có hình thể không được hấp dẫn. Từ những lời bình phẩm của bạn bè trên mạng xã hội đã khiến em bắt đầu có suy nghĩ đến việc mình chết bằng cách nào. Em đó nghĩ cách ăn kiêng, sau đó bắt đầu móc họng khi ăn. Thậm chí, em còn tự mình rạch tay, tự làm mất máu. May mắn, mẹ em đã kịp thời phát hiện và nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ tâm lý", PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.

Theo Th.s tâm lý Vũ Thu Hà (Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội), để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả của bắt nạt trực tuyến nói riêng và bắt nạt học đường nói chung, gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm sát sao hơn nữa.

“Các bậc cha mẹ nên chú ý xem con mình có những dấu hiệu bất thường nào để can thiệp, giúp đỡ. Khi trẻ chán học, uể oải, than phiền, sợ hãi… bố mẹ cần tìm cách chia sẻ với con hoặc khuyến khích con đến gặp chuyên gia tâm lý. Giáo viên cũng có thể trao đổi với học sinh, nói chuyện một cách tình cảm, để các con cảm thấy tin tưởng và được tin tưởng, từ đó thoải mái chia sẻ câu chuyện của mình.

Ngoài ra, bố mẹ và thầy cô cũng cần nói cho trẻ hiểu thế nào là bắt nạt trực tuyến, sự phê phán, chỉ trích ra sao thì coi là bắt nạt, những gì nên làm và không nên làm khi tham gia vào môi trường mạng xã hội trực tuyến", bà Hà nói.

hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục?

Dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục? Cùng trò chuyện với Tiến sĩ Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện ...

hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và cách xử trí khi con bị bạn đánh

Trang Raising Children liệt kê những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và hướng dẫn bố mẹ một số bước xử trí khi ...

hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Soi kèo Nhật Bản vs Thái Lan, giải U16 châu Á: Bắt nạt 'hàng xóm' Việt Nam

Soi kèo, nhận định, dự đoán với tỷ lệ chính xác cao, trận U16 Nhật Bản vs U16 Thái Lan thuộc khuôn khổ vòng bảng ...

hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Soi kèo, nhận định Lokomotiv Moscow U21 vs Dinamo Moscow U21: Bắt nạt khách

Soi kèo, nhận định, dự đoán trận U21 Lokomotiv vs U21 Dinamo Moscow (16h00 14/9) trong khuôn khổ giải U21 Nga.

hoc sinh tu rach tay minh vi bi bat nat truc tuyen Cần làm gì đối với hành vi bắt nạt trẻ em LGBT xảy ra trong trường học?

Đây là một nội dung nằm trong chuỗi chủ đề tại cuộc thi Phát triển bộ tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.