Những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và cách xử trí khi con bị bạn đánh

Trang Raising Children liệt kê những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và hướng dẫn bố mẹ một số bước xử trí khi con bị bạn đánh.

Bạo lực học đường không phải là vấn đề quá mới nhưng bao lâu nay vẫn luôn là đề tài gây nhức nhối trong xã hội vì chưa tìm được cách giải quyết triệt để. Nếu như trước đây, bạo lực học đường chỉ dừng lại ở việc trêu chọc, tẩy chay, đánh ở mức độ nhẹ thì hiện nay, bạo lực học đường xảy ra với mức độ phức tạp hơn rất nhiều.

Nghi án mới đây có liên quan đến tệ nạn bạo lực học đường xảy ra ở TP.HCM càng khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Theo đó một bé trai 10 tuổi nghi bị bạn bắt ép nuốt 9 viên bi nam châm dẫn đến thủng ruột. Bé trai này sau đó đã được bác sĩ bệnh viện Thủ Đức TP.HCM phẫu thuật, cắt bỏ đoạn ruột để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

nhung dau hieu con bi bao luc hoc duong va cach xu tri khi con bi ban danh
Bé trai 10 tuổi hoại tử ruột do nuốt 9 viên bi nam châm. (Ảnh: Tiền Phong)

Rõ ràng ai cũng có thể bị trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Với những bậc phụ huynh, điều quan trọng là nhận biết sớm những dấu hiệu này con bị bạo lực học đường để từ đó có hướng xử trí kịp thời. Trang Raising Children liệt kê những dấu hiệu con là nạn nhân của bạo lực học đường như sau.

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường bao gồm tất cả những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần như đe dọa, trêu chọc, giễu cợt, đánh đập, xúc phạm, làm tổn thương tinh thần và cơ thể của người khác. Bạo lực học đường chia thành 2 nhóm bao gồm:

- Bạo hành bằng lời nói (bạo hành tinh thần): dọa dẫm, lăng mạ, xúc phạm, trấn áp, giễu cợt, thờ ơ, cô lập, tẩy chay, nói xấu.

- Bạo hành thân thể: đánh đập, cố ý gây tổn thương về thể xác,

Dấu hiệu nhận biết con là nạn nhân của bạo lực học đường

Khi bị bạo lực học đường, trẻ sẽ có xu hướng giữ im lặng vì nghĩ nếu báo với cô giáo hoặc bố mẹ sẽ càng bị đánh đau hơn. Một lý do khác nữa do trẻ chưa có niềm tin vào người khác và không biết cách thổ lộ, chia sẻ bí mật đau đớn này.

nhung dau hieu con bi bao luc hoc duong va cach xu tri khi con bi ban danh
Bố mẹ cần để ý khi trẻ bỗng dưng sợ đi học. (Ảnh: Theasianparent)

Trẻ bỗng dưng sợ đi học

Nếu trẻ bỗng dưng sợ đến trường và tìm mọi cách để không phải đi học, bố mẹ hãy suy nghĩ và tìm hiểu lý do tại sao con lại như vậy. Một số biểu hiện khác của trẻ bị bạo lực học đường có thể kể thêm là lo lắng, không cảm thấy vui vẻ, tâm trạng bất thường trước và sau khi đến trường. Trẻ thường xuyên nói ghét đi học, ghét trường lớp, ghét các bạn và nỗi sợ trường học càng ngày càng biểu hiện rõ với cấp độ cao hơn. Ngoài ra, cũng cần để ý nếu trẻ bỗng dưng có kết quả học tập kém, thường xuyên bị cô giáo đánh giá không tập trung, xao nhãng bài vở.

Các bậc phụ huynh cần nhớ rằng luôn luôn có lý do đằng sau mọi hành vi, cảm xúc của trẻ. Thay vì mắng mỏ, phán xét, hãy bình tâm tìm hiểu và hỏi con. Tuyệt đối không cố ép con đi học bằng được khi chưa tìm hiểu rõ nguyên do.

Tâm lý bất thường

Nếu bố mẹ để ý thấy con càng ngày càng thích tách biệt với mọi người, không thích giao du, tiếp xúc với ai, không muốn tham gia các hoạt động chung của gia đình, thì đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ con có thể bị bạn bạo hành. Ngoài ra một số dấu hiệu khác cũng quan trọng không kém như khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, cảm giác mình vô dụng, bỗng dưng tự ti, có ý muốn bỏ nhà đi, thậm chí tự làm tổn thường mình.

Xuất hiện vết thương trên người

Khi con đi học về, ngoài hỏi về việc học hành và điểm số của con, bố mẹ cũng nên quan sát trên người con có xuất hiện vết thương nào không, quần áo có dấu hiệu bị rách, cắt hay không. Ngoài ra những vật dụng của con có bị làm hỏng, bị mất hay không. Khi con thường xuyên kêu ca rằng con bị đau đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe khác, hãy cho con đi khám ngay vì rất có thể con đã là nạn nhân của bạo lực học đường trong một thời gian dài mà bố mẹ không hề hay biết.

nhung dau hieu con bi bao luc hoc duong va cach xu tri khi con bi ban danh
Bố mẹ nên làm gì khi biết con bị bạo lực học đường? (Ảnh: Theasianparent)

Bố mẹ nên làm gì khi biết con bị bạo lực học đường?

Trẻ bị bạo hành học đường có tâm lý bất ổn, luôn lo sợ, hoang mang, cảm giác bơ vơ không có điểm tựa. Trong trường hợp này, gia đình, bố mẹ sẽ phải là nơi an toàn và bình yên nhất với trẻ. Thể hiện tình yêu càng nhiều càng tốt với con, nói cho con biết con giá trị như thế nào với bố mẹ hoặc một cái ôm, một cái nắm tay cũng là liệu pháp tinh thần rất lớn với con. Con có thể chưa kể hết với bố mẹ ngay, nhưng bố mẹ tuyệt đối đừng nóng vội.

Việc lắng nghe con chia sẻ về cảm xúc, tâm lý hiện tại của con cũng rất quan trọng. Thay vì cố thúc ép con kể ra mọi chuyện, hãy chấp nhận cảm xúc của con trước đã. Mọi chuyện sau đó sẽ dễ dàng hơn nếu con đã có thể thoải mái nói ra cảm nhận của mình. Ngoài ra, cũng cần chủ động nói với con rằng chuyện này sẽ không kéo dài lâu, con không có lỗi và bố mẹ sẽ giúp con bằng mọi giá.

XEM THÊM

nhung dau hieu con bi bao luc hoc duong va cach xu tri khi con bi ban danh Lắp camera, cho học sinh đánh giá giáo viên có tránh được bạo hành?

Trước tình trạng bạo hành học đường và giáo viên lạm quyền có dấu hiệu gia tăng, nhiều người nêu lại ý tưởng lắp camera ...

nhung dau hieu con bi bao luc hoc duong va cach xu tri khi con bi ban danh Bạo lực học đường: Kỷ luật không giải quyết được

Tiến sĩ Trần Thị Hồng Liên, giảng viên môn Quản trị nguồn nhân lực, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG ...

nhung dau hieu con bi bao luc hoc duong va cach xu tri khi con bi ban danh Giải mã xu hướng học sinh nữ cầm đầu các nhóm đi bắt nạt

Trước đây, nói đến bạo lực học đường thường là việc học sinh nam đánh nhau. Tuy nhiên, cô giáo Bùi Thị Ngọc Thủy (Trường ...

nhung dau hieu con bi bao luc hoc duong va cach xu tri khi con bi ban danh Bạo lực học đường chuyển từ 'tẩy chay' sang 'đánh nhau có tổ chức': Im lặng là học sinh tự hại mình

Đó là nhận định của các chuyên gia tâm lý trước vấn nạn bạo lực học đường đang có dấu hiệu gia tăng thời gian ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.