Dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục?

Dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục? Cùng trò chuyện với Tiến sĩ Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia để có được câu trả lời cho vấn đề này.
 

Con bị bạn đánh thì xử trí thế nào? Nếu bạn đưa ra câu hỏi này với các bậc phụ huynh, chắc chắn câu trả lời phần lớn sẽ là “con phải đánh lại bạn để tự vệ”. Chưa cần bàn đến chuyện đó có phải là cách dạy con đúng hay không, nhưng thải thừa nhận rằng đây là một thực tế. Tâm lí sợ con bị đánh, lo ngại con không thể bảo vệ mình là có thật. Và bố mẹ tìm đến giải pháp “đánh lại bạn” là cách tốt nhất để con tự bảo vệ con khi không có mặt bố mẹ ở đó.

Nhưng dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục? Cùng trò chuyện với Tiến sĩ Phạm Thị Thúy - giảng viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia để có được câu trả lời cho vấn đề đang được nhiều bố mẹ quan tâm này.

day con danh lai ban co phai la phan giao duc
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy - giảng viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia. (Ảnh: NVCC)

- Có rất nhiều bố mẹ ủng hộ và dạy con đánh lại bạn (sau khi bị bạn đánh từ trước đó), họ coi đó là cách phòng vệ chính đáng. Dạy con đánh lại bạn có phải là phản giáo dục hay không, thưa tiến sĩ?

Bạo lực chống lại bạo lực chỉ càng làm tăng bạo lực ở cả hai bên, nạn nhân có thể trở thành kẻ bạo lực và làm hại người khác, lặp lại chính hành vi xấu mà mình đang căm ghét. Cha mẹ đồng tình cho con đánh lại kẻ đánh mình và cho là phòng vệ chính đáng là một suy nghĩ không chỉ sai lầm mà còn nguy hiểm. Khi đánh nhau, cả hai bên sẽ đều bị tổn thương ít nhiều. Điều này còn khiến con gia tăng tính bạo lực, học hành vi xấu và tất nhiên “gây thù chuốc oán” thêm. Người xưa đã có câu “oán báo oán, oán chồng chất” đó sao?

Bởi vậy, xin cha mẹ đừng làm hại con mình theo cách tưởng như là bình thường này.

- Vậy theo tiến sĩ, có cách nào để dạy trẻ bảo vệ bản thân ở trường học và trong các môi trường khác hay không?

Theo tôi, trẻ cần được dạy cách tư thế thoát hiểm để tránh không bị người khác làm tổn thương thân thể trong các tình huống bị tấn công. Trong cuốn sách “Kỹ năng phòng vệ” mà tôi và tác giả Tuấn Hiển đã viết năm 2016 chia sẻ nhiều cách phòng vệ tích cực cho trẻ.

Nhưng điều quan trọng hơn là dạy trẻ cách giao tiếp ứng xử có văn hóa, khéo léo tế nhị, biết tự trọng và tôn trọng mọi người, tránh xung đột, học cách hóa giải xung đột. Đây sẽ là biện pháp ngăn ngừa có tính chất lâu dài những tình huống bạo lực học đường.

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp phải bắt đầu càng sớm càng tốt, song hành với dạy trẻ những đức tính tốt như khoan dung, yêu thương, tôn trọng, đoàn kết… Trên nền tảng các giá trị đạo đức tốt đẹp này, trẻ sẽ có cách ứng xử phù hợp với từng người, từng trường hợp cụ thể. Đó là cách bảo vệ bản thân tốt nhất.

Không ai có thể tự bảo vệ trẻ bằng chính con người trẻ. Trẻ tự tin, bản lĩnh, vui vẻ hòa đồng biết tôn trọng, giúp đỡ mọi người sẽ thêm bạn quý, ít bạn ghét. Bạn không ưa cũng phải nể không dám có thái độ hành vi bạo lực.

day con danh lai ban co phai la phan giao duc
Bạo lực chống lại bạo lực chỉ càng làm tăng bạo lực ở cả hai bên. (Ảnh: Parenting)

- Xin hỏi tiến sĩ đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường? Tiến sĩ có thể chia sẻ lại “kỉ niệm” đáng nhớ mà tiến sĩ từng trải qua hoặc chứng kiến?

Tôi chưa từng là nạn nhân. Tôi cho rằng đối thoại cứng rắn, có lý có tình cũng khiến cho người khác muốn gây sự cũng khó. Tôi là lớp trưởng nhiều năm liền nên có lẽ các bạn cũng nể, không thấy ai bắt nạt.

Nhưng chọc ghẹo cũng có. Một lần nhóm bạn nam treo dép tôi lên xà nhà, thách nhau đẩy tôi ra khỏi chỗ ngồi, nếu tôi thắng mới lấy dép trả. Và cả nhóm 4-5 bạn nam ngồi vào ghế, cố tình ép tôi phải ra khỏi chỗ ngồi đầu bàn. Nhưng họ thất bại. Ép kiểu gì tôi cũng ngồi vững chỗ mình, không sợ đứa nào nên sau cả đám con trai phải lấy dép trả tôi và nể từ đó.

Chứng kiến thì chưa, thời của tôi chỉ có vài hiện tượng chọc ghẹo nhau mức độ nhẹ rồi qua rất nhanh những mâu thuẫn giữa bạn bè. Tôi chưa từng nhìn thấy đánh hội đồng bao giờ.

- Vì lý do gì các bậc phụ huynh lại ủng hộ con đánh lại bạn như một cách tự bảo vệ bản thân như vậy?

Tôi nghĩ bố mẹ ủng hộ vì cách chống trả là bản năng sinh tồn, cũng là lẽ tất yếu phải làm, nhưng chỉ nên làm khi bị ép vào đường cùng mà thôi. Và cũng vì xưa nay họ chỉ biết cách này, dùng cách này, nên họ dạy con cách mà họ vẫn làm hoặc nghĩ là cách này tốt. Nếu họ có cách khác hay hơn tôi tin họ không dạy con như vậy.

- Xin cảm ơn chị về những chia sẻ hữu ích này!

XEM THÊM

day con danh lai ban co phai la phan giao duc Những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và cách xử trí khi con bị bạn đánh

Trang Raising Children liệt kê những dấu hiệu con bị bạo lực học đường và hướng dẫn bố mẹ một số bước xử trí khi ...

day con danh lai ban co phai la phan giao duc Con bị bắt nạt, tranh giành đồ chơi, bị so sánh: Giải quyết thế nào?

Con bị bắt nạt, con hay bị so sánh, con giữ khư khư đồ chơi, con hay đánh người khác..., các vấn đề này bố ...

day con danh lai ban co phai la phan giao duc Bạo lực học đường: Kỷ luật không giải quyết được

Tiến sĩ Trần Thị Hồng Liên, giảng viên môn Quản trị nguồn nhân lực, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.