Bí quyết nuôi dạy những em bé 'ở nhà lanh lợi, nhưng ra ngoài lại nhút nhát'

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh (ĐH Worcester - Anh) chia sẻ bí quyết nuôi dạy những em bé "ở nhà lanh lợi, nhưng ra ngoài lại nhút nhát".

Nhiều cha mẹ băn khoăn về sự rụt rè nhút nhát của trẻ khi ở nơi công cộng, nhưng khi ở cùng gia đình hay cha mẹ thì là một đứa trẻ rất lanh lợi và năng động, thậm chí là rất "quậy". Làm sao để trẻ tự tin và lanh lợi hơn ở môi trường lớn hơn, ngoài gia đình?

bi quyet nuoi day nhung em be o nha lanh loi nhung ra ngoai lai nhut nhat
Bí quyết nuôi dạy những em bé 'ở nhà lanh lợi, nhưng ra ngoài lại nhút nhát'. (Ảnh: Parenting)

Tại sao trẻ có sự nhút nhát, rụt rè nơi công cộng?

Không phải tất cả, nhưng có một số trẻ hay nhút nhát khi đi ra ngoài, trên lớp, nhưng ở nhà thì không phải như vậy, có bé rất hiếu động khi ở nhà hoặc ở cùng cha mẹ. Liệu đây có phải là hành vi đáng lo không? Đây là một hành vi phát triển bình thường, và đây là thời điểm trẻ sẽ trải qua 1 giai đoạn "warm-up" (tạm dịch: giai đoạn khởi động) trong đáp ứng nhận thức thế giới xung quanh. Tùy vào mỗi bé mà có cách đáp ứng này nhanh hay chậm, có bé mất vài tháng hay mất vài năm để hoàn thành giai đoạn này.

Tại sao cần "warm-up"?

Trong đáp ứng về nhận thức thế giới xung quanh, trẻ phải tập nhận ra nguồn stress, cách phân loại và đáp ứng nó như thế nào. Khi ở nhà, nguồn stress gần như bằng không vì trẻ đã quá quen thuộc với môi trường trong nhà và các thành viên nên không cần giai đoạn warm-up, nhưng khi tiếp xúc với người lạ hoặc ở môi trường lạ (ở lớp/nơi công cộng) thì sự warm-up là cần thiết để giúp trẻ phát triển nhận thức, để đánh giá tình huống và cách đáp ứng, trước khi trẻ quyết định tham gia hay không.

Do đó, trẻ đôi lúc không dạ vâng hoặc tỏ ra không tham gia chơi cùng là một việc dễ hiểu. "Warm-up" sẽ giúp trẻ rèn luyện cách phân tích trước khi đưa quyết định, điều thật sự cần để trẻ phát triển đúng.

Có thể xúc tiến quá trình "Warm-up"?

Dĩ nhiên là chúng ta có thể giúp trẻ xúc tiến quá trình warm-up. Xúc tiến ở đây có nghĩa là tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện quá trình warm-up. Để khi trẻ quen dần thì quá trình warm-up sẽ ngắn và dễ giúp trẻ hòa nhập vào giai đoạn học hỏi. Đây là những cách giúp trẻ xúc tiến quá trình warm-up được khuyên.

bi quyet nuoi day nhung em be o nha lanh loi nhung ra ngoai lai nhut nhat
(Ảnh: Parenting)

1. Tăng các hoạt động tập thể có ít nhất 3 người cùng chơi, tốt nhất nên rủ thêm 1-2 bé khác trong xóm cùng chơi với trẻ. Một số hoạt động như cuối tuần rủ các bé khác đến nhà của bé chơi cùng 1 món đồ chơi và để bé hướng dẫn hoặc chia sẽ cùng các bé khác.

2. Sự vắng mặt vài phút của bạn trong thời gian tương tác xã hội là cần thiết. Ví dụ, trẻ chơi có vẻ thích thú với các bạn khác thì bạn tránh vài phút, đến khi bé nhận ra không có bạn thì hãy xuất hiện, lâu dần trẻ không cần có sự hiện diện của bạn.

3.Tránh những cách nói như đe dọa hoặc đưa lời cảnh báo cho trẻ về khu vực chơi/nơi chơi. Ví dụ," con chơi không chạy nhảy nếu té dơ quần mẹ sẽ đánh". Câu nói dạng như vậy nên tránh, nếu thật sự bạn muốn trẻ không bị dơ quần áo thì có thể chọn chỗ chơi hoặc đảm bảo an toàn về chỗ chơi cho trẻ.

4. Làm gương mẫu "là một người giao tiếp xã hội tốt cho trẻ". Ví dụ, khi ai đó chào bạn thì bạn chào lại. Như vào cửa hàng, nhân viên cuối đầu chào bạn bạn hãy chào họ, khi vào quán cafe khi nhân viên đưa nước cho bạn thì bạn hãy cảm ơn và cười. Bạn hãy làm những việc này trước khi muốn yêu cầu trẻ "hãy chào cô đi con", "hãy cảm ơn chú đi con". Chính hành động của bạn sẽ giúp vấn đề stress môi trường của bé về gần 0, và quá trình warm-up của bé cũng ngắn dần.

5. Đừng nói trẻ là một đứa trẻ nhút nhát hay rụt rè, cũng đừng bàn tán về vấn đề này với ai trước mặt trẻ. Nếu ai nói trẻ là rụt rè trước mặt trẻ, thì bạn chỉ nên lịch sự sửa lại: "À nó không rụt rè lắm đâu, có lẽ bé nó chưa quen, cần 1 ít thời gian để xem xét và sẽ tham gia cùng, phải không con, [gọi tên của bé]", lúc này bạn đưa tay nắm lấy bé. Đừng bàn tán hay tranh cãi về vấn đề này trước mặt trẻ.

XEM THÊM

bi quyet nuoi day nhung em be o nha lanh loi nhung ra ngoai lai nhut nhat 5 cách nói chuyện của bố mẹ giúp tăng trí thông minh ở trẻ

Bố mẹ có lẽ không thể ngờ rằng cách nói chuyện, tương tác với con lại ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ nhiều ...

bi quyet nuoi day nhung em be o nha lanh loi nhung ra ngoai lai nhut nhat 10 sai lầm trong nuôi dạy con bố mẹ nào cũng từng mắc phải

So sánh con với trẻ hàng xóm, chê bai con trước mặt mọi người, bắt ép con phải nhường nhịn...là một số sai lầm trong ...

bi quyet nuoi day nhung em be o nha lanh loi nhung ra ngoai lai nhut nhat PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa: ‘Bố mẹ hãy buông tay để con còn được lớn’

Muốn con trưởng thành thì phải để con có cơ hội tích lũy trải nghiệm, bố mẹ cứ nuôi nỗi sợ hãi, không buông tay con ...

bi quyet nuoi day nhung em be o nha lanh loi nhung ra ngoai lai nhut nhat 'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'

Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.