Cách nào giúp con hết nhút nhát?

Người ta thường nói nhút nhát là bản tính của trẻ. Nhưng đó là quan niệm sai lầm, tính nhút nhát sẽ không theo trẻ đến hết cuộc đời nếu bố mẹ biết cách giúp con tự tin và hoà đồng với đám đông hơn.

Mỗi trẻ sinh ra đều có tính cách riêng và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách trẻ phản ứng với môi trường xunh quanh.

Nhút nhát cũng là một dạng tính cách. Trẻ nhút nhát sẽ có xu hướng cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái khi tham gia các hoạt động xã hội. Thông thường chúng sẽ tránh xa những hoạt động này.

Vì đó là một dạng tính cách, nên không thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên trẻ có thể học được cách tự tin và thoải mái hơn khi giao tiếp với mọi người.

cach nao giup con het nhut nhat
Trẻ nhút nhát đâu có gì sai.

Trẻ nhút nhát đâu có gì sai

Trẻ nhút nhát thường thu mình lại khi gặp người lạ. Bởi vậy dùng từ "chậm hoà đồng" sẽ chính xác hơn là dùng từ "nhút nhát" đối với trẻ trong trường hợp này. Nếu dùng từ "nhút nhát", trẻ sẽ có cảm giác đó là một tính xấu, và trẻ sẽ chẳng thể làm gì với tính nhút nhát của mình.

Thay vào đó, bạn có thể nói với người lạ rằng: "Con bé cần vài phút để làm quen, khi con bé thấy thoải mái, nó sẽ vui vẻ ra chơi cùng thôi mà". Câu này giống như một lời nhắn nhủ rằng bạn hiểu trẻ đang nghĩ gì và trẻ có thể xử lý tình huống khi đã sẵn sàng.

Hãy giúp đỡ trẻ khi phát hiện chúng có biểu hiện nhút nhát

Không có gì lạ khi bạn muốn con mình tự tin và hoà đồng hơn. Nhưng hãy kiên nhẫn và tập cho trẻ từng kỹ năng nhỏ để con bớt dần tính nhút nhát.

Bạn có thể giúp trẻ bằng cách cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc với người khác. Khuyến khích, và cổ vũ những hành động dũng cảm. Cho trẻ biết cách hành xử với những tình huống xã hội như nào.

cach nao giup con het nhut nhat
Đừng an ủi trẻ, vì nó chỉ khiến trẻ càng nhút nhát hơn.

Trẻ nhỏ nhút nhát thì phải làm sao?

Đây là những mẹo hữu ích giúp cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo tự tin hơn trong các hoạt động xã hội.

- Hãy để cho trẻ có khoảng thời gian trước khi thân thiết với người lạ. Như thế trẻ sẽ thấy thoải mái hơn. Hãy khuyến khích người lạ chơi đồ chơi gần bé, và sử dụng giọng trầm ấm.

- Hãy tham gia cùng trẻ vào những hoạt động xã hội và khuyến khích trẻ khám phá nhiều hơn nữa. Khi trẻ cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể dần dần để trẻ lại một mình. Bố mẹ chỉ quay lại với trẻ khi phát hiện thấy trẻ có biểu hiện buồn hoặc bắt đầu chán.

- Đừng an ủi con, vì nó có thể khiến trẻ trở nên nhút nhát hơn nữa.

- Khen ngợi hành vi dũng cảm và giao tiếp bằng mắt với trẻ. Ví dụ như, bạn có thể nói với trẻ: "Con gái, mẹ rất thích cách con chào bạn trong công viên, con có thấy bạn mỉm cười lại với con không?"

- Hãy trở thành hình mẫu cho trẻ học theo. Ví dụ như luôn mỉm cười chào lại khi có người chào mình.

- Hãy để cho trẻ biết bạn luôn tự tin về khả năng của trẻ khi giao tiếp với người khác, mặc dù bạn có chút lo lắng về điều đó.

- Nếu ai đó nói trẻ "nhút nhát" hãy nói với họ rằng "thằng bé không hề nhút nhát, nó chỉ cần thêm chút thời gian để hoà nhập mà thôi".

cach nao giup con het nhut nhat
Hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động cùng bạn bè.

Trẻ ở giai đoạn tiểu học vẫn nhút nhát, bố mẹ có thể giúp được gì?

Dưới đây là những mẹo khắc phục tính nhút nhát cho trẻ lớn hơn.

- Hãy khuyến khích những buổi tụ tập đông người. Nếu trẻ được mời tới bữa tiệc của bạn, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bố mẹ đi cùng với trẻ lần đầu tiên. Sau đó những lần sau bố mẹ có thể không đi cùng trẻ nữa.

- Thực hành những bài thuyết trình, nói chuyện ở nhà, để trẻ thấy tự tin và thoải mái hơn khi đứng trước lớp.

- Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá của nhà trường.

- Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt, đứng đối diện với người đang nói, trả lời bằng giọng đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy. Ví dụ như bạn có thể nói rằng "nhớ nhìn vào chú khi chú đang nói với con nhé".

- Đừng bao giờ so sánh trẻ với anh/em hay bạn bè của trẻ. Hãy tập trung vào những bước nhỏ nhất có thể giúp trẻ tự tin hơn.

Làm thế nào để biết trẻ có nhút nhát hay không?

Khi thấy bất cứ biểu hiện nào của trẻ dưới đây. Hãy dùng ngay những phương pháp hữu ích bên trên để giúp trẻ tự tin và hoà đồng hơn.

- Trẻ không chào lại khi có ai đó chào trẻ.

- Trẻ sợ hãi khi tham gia vào các hoạt động xã hội.

Khi những nhút nhát của trẻ trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi, tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Thảo Ngân

(Theo BC, RC)

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.